Trang

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

cơ quan điều tra Bộ Công an đã cử lực lượng vào phối hợp cùng cơ quan điều tra tỉnh Thanh Hoá truy tìm thủ phạm.

http://vietnammoi.vn/nhieu-nguoi-bang-hoang-truoc-tin-ba-noi-giet-chau-20-ngay-tuoi-vi-tin-loi-thay-boi-64127.html


Ngày 29/11, công an tỉnh Thanh Hóa đã thông tin chính thức và bước đầu xác định nghi phạm của vụ án là bà Phạm Thị Xuân (65 tuổi, trú tại Thái Bình)- là bà nội của cháu bé.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, bà Xuân khai có 2 đối tượng lạ mặt vào nhà dùng dao khống chế, bịt khăn tẩm thuốc mê bà để cướp cháu bé. Tuy nhiên, căn cứ vào những dấu vết, kết quả khám nghiệm hiện trường cùng những mâu thuẫn trong lời khai của bà Xuân, công an Thanh Hóa đã làm rõ không hề có một vụ bắt cóc nào cả.


Theo nguồn tin riêng của Dân trí thì đến thời điểm hiện tại, tại cơ quan điều tra, bà Xuân đã xác nhận không có chuyện bắt cóc mà chính bản thân mình có liên quan trực tiếp đến cái chết của cháu nội, tuy nhiên bà khai rằng do vô ý đánh rơi cháu khiến cháu tử vong.

Tại cơ quan điều tra, bà Xuân đã thay đổi lời khai từ một vụ bắt cóc sang việc mình vô ý làm rơi cháu bé dẫn đến tử vong
Tại cơ quan điều tra, bà Xuân đã thay đổi lời khai từ một vụ bắt cóc sang việc mình vô ý làm rơi cháu bé dẫn đến tử vong
Liên quan đến vụ việc, Đại tá Khương Duy Oanh, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết, hiện cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, động cơ, mục đích...

Về thông tin bà nội cháu nghe thầy bói phán, Đại tá Oanh, khẳng định: "Chưa có cơ sở nào xác định việc này. Chúng tôi đang tiếp tục xác minh làm rõ".

Trước đó, theo như trình báo, vào khoảng 18h40 ngày 25/11, tại nhà anh Lê Hữu Thuận (SN 1980) và vợ là Phạm Thị Thanh Huyền (SN 1979, trú khu phố 1, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn) đã xảy ra một vụ bắt cóc trẻ em. Ngày 27/11, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, đã tìm thấy một thi thể bé gái, nghi là cháu bé 20 ngày tuổi trong vụ việc.

Theo cơ quan công an, thi thể bé gái được tìm thấy ở bãi rác thuộc phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn vào lúc 10h20 sáng 27/11.

Do tính chất nghiêm trọng của vụ việc, cơ quan điều tra Bộ Công an đã cử lực lượng vào phối hợp cùng cơ quan điều tra tỉnh Thanh Hoá truy tìm thủ phạm.

Hoàng tử Arab Saudi chi một tỷ USD để thoát tội tham nhũng

Hoàng tử Miteb bin Abdullah được trả tự do sau khi đồng ý trả hơn một tỷ USD để giải quyết các cáo buộc tham nhũng.

hoang-tu-arab-saudi-chi-mot-ty-usd-de-thoat-toi-tham-nhung
Hoàng tử Miteb bin Abdullah. Ảnh: Reuters.

Hoàng tử Miteb bin Abdullah, 65 tuổi, là cựu lãnh đạo lực lượng Vệ binh Quốc gia Arab Saudi và là con của Cố vương Abdullah. Hoàng tử nằm trong số hàng chục thành viên hoàng gia, quan chức cao cấp và doanh nhân bị bắt vào tháng này, trong một chiến dịch chống tham nhũng củng cố quyền lực cho Thái tử Mohammed bin Salman, theo Reuters.

Một quan chức chính phủ giấu tên cho biết ông Miteb được thả vào ngày 28/11 sau khi đạt được thỏa thuận đổi hơn một tỷ USD lấy tự do. Quan chức này nói thêm rằng Hoàng tử Miteb đã thừa nhận một số cáo buộc tham nhũng.

Ông Miteb bị cáo buộc tham ô, sai phạm trong việc thuê nhân viên và lợi dụng quyền lực để trao hợp đồng cho các công ty của chính mình, bao gồm thỏa thuận về bộ đàm và thiết bị quân sự chống đạn.

Giới chức Arab Saudi ước tính họ có thể thu hồi khoảng 100 tỷ USD quỹ bất hợp pháp. Họ đang làm việc để đạt được các thỏa thuận với các nghi phạm tham nhũng bị giữ tại khách sạn Ritz Carlton ở Riyadh, yêu cầu họ bàn giao tài sản và tiền để đổi lấy tự do.

Ngoài ông Miteb, ít nhất ba nghi phạm khác đã đạt được thỏa thuận với giới chức và các công tố viên đã quyết định thả một số cá nhân.

Thị trường dầu thô trong cuộc chiến chưa phân thắng bại

 Giá dầu thô WTI (West Texas Intermediate) phiên cuối tuần ngày 24-11-2017 chạm mức 59 đô la Mỹ/thùng, chốt đóng cửa ở 58,95 đô la sau khi chạm đỉnh trong ngày 59,05 đô la, đó cũng là mức cao nhất tính từ hai năm trở lại đây.

Như vậy, chỉ còn 1 đô la nữa là giá dầu thô chạm mức dự đoán trước đây của các nhà phân tích thị trường rằng, cuối năm 2018 đạt 60 đô la/thùng. Đối với tình hình hiện nay, tăng thêm 1 đô la/thùng dầu thô WTI không có gì khó khăn vì tồn kho dầu thô ở Mỹ dự kiến trong những ngày tới giảm mạnh do nước này đang trong tháng rét đông.

Hơn nữa, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu hỏa (OPEC) và Nga đã thống nhất  một thỏa thuận khung kéo dài kế hoạch cắt giảm sản lượng đến hết năm sau 2018 dù hai bên vẫn còn một số "vấn đề" chưa giải quyết được.

OPEC và các nước xuất khẩu không thành viên của tổ chức này (non-OPEC) do Nga đứng đầu đã có kế hoạch gặp nhau trong tuần này tại Vienna (Áo) để thảo luận biện pháp giảm khai thác nhằm cắt sản lượng dầu.

Thoạt  đầu, phía Nga cho rằng chưa nhất thiết phải đưa ra kế hoạch cắt giảm xa đến tận cuối năm 2018 vì kế hoạch hiện hành vẫn còn giá trị thực hiện cho đến cuối tháng 3-2018.  Chính vì vậy, thái độ của Nga khá do dự cho kế hoạch mới nên thấy chưa vội thông báo các chi tiết của chương trình dự kiến giảm khai thác dầu thô cho đến 30-11-2017.

Tuy nhiên, vấn đề sâu xa không phải cứ hạn chế hút dầu thô khỏi giếng khoan là được mà phải tính toán sao cho cán cân cung cầu dầu thô của thế giới vừa thỏa mãn được nhu cầu tiêu thụ toàn cầu, ổn định tồn kho và vừa giữ được giá để bảo đảm chương trình cắt giảm khai thác dầu thành công.

Vì chạy theo giá đôi khi lợi bất cập hại, cụ thế như nếu chạm phải giá thành khai thác của công nghệ rút dầu từ đá phiến của Mỹ, thì hóa ra các nổ lực của OPEC và Nga trở thành "cô tiên" cầm chiếc đũa thần hô biến để các mỏ dầu Mỹ khai thác theo công nghệ "ép đá phiến" đang nằm im nay sống lại do trước đây phải ngừng vì chi phí khai thác cao hơn giá bán.

Giá dầu giảm nên số mỏ hoạt động để khai thác dầu thô tại Mỹ cũng giảm rõ rệt. Cụ thể, nếu như năm 2014 có 1.527 mỏ hoạt động khai thác, thì đến năm 2015 giảm hơn một nửa để rồi đến 2016 chỉ còn 408 mỏ. Tuy nhiên,  nhờ giá dầu thô tăng lên lại trong năm 2017, số mỏ trong khai thác trong 3 tháng đầu năm tăng lên 590 mỏ nhưng đến hết tháng 10-2017 đã có 741 mỏ khai thác.

Những đối thủ mới

Lâu nay, giá dầu mỏ giảm một phần do Mỹ hướng vào sản xuất dầu từ ép đá phiến. Đây chính là một nhân tố mới ảnh hưởng đến giá dầu mỏ khai thác của các nước. Hiện đang có những thông tin cho rằng, giá sản xuất dầu thô theo công nghệ khai tháp ép đá phiến cũng rất cao. Tuy con số cụ thể là một bí mật do các nước áp dụng công nghệ này chỉ đưa ra con số mập mờ. Nhưng theo một số nhà phân tích ngành hàng, giá thành sản xuất mỗi thùng dầu thô "đá phiến" nằm trong khu vực 50-95 đô la/thùng, nên nhiều người ước đoán từ 65-75 đô la/thùng cho chi phí khai thác dầu thô "công nghệ" mới.

Như vậy, đối với thị trường, mức giá thành dầu thô đá phiến là mức "kháng cự" sinh tử của dầu thô truyền thống.

Hơn thế nữa, liệu những nỗ lực của các nước OPEC và đồng nghiệp không phải là thành viên (non- OPEC) sống nhờ xuất khẩu  dầu thô đang cố tạo những đợt sóng giá tăng như ngọn núi lửa vụt phun mạnh trước khi tắt? Có nhiều dấu hiệu cho thấy "kỷ nguyên xăng dầu" đang nhường sân dần cho các loại năng lượng thay thế và thân thiện với môi trường hơn.

Chính phủ Na Uy vừa có kế hoạch bán cổ phiếu dầu thô cả ngàn tỉ đô la Mỹ sau khi đã giữ hàng chục năm trời. Chính nhờ khối lượng cổ phiếu ấy với giá trị khủng lồ mà Na Uy đã bảo đảm được các chương trình bảo hiểm xã hội và phúc lợi trong nước. Cần xem đây là một dấu hiệu quan trọng "chuyển mùa" giữa kỷ nguyên dầu thô và năng lượng tái tạo.

Khuynh hướng sản xuất các phương tiện chuyên chở và sản xuất chạy bằng các loại năng lượng thay thế cho xăng dầu đang có dấu hiệu phát triển nhanh. Thật ra, đến 65% sản lượng dầu thô khai thác hàng ngày của thế giới được sử dụng cho các phương tiện vận tải, vốn là nguyên nhân tạo nên khí thải và hiệu ứng nhà kính.Xem thêm : http://vietnambiz.vn/de-xuat-giam-san-luong-dau-tho-den-het-nam-2018-38824.html

BOT Cai Lậy thu phí lại: lại kẹt xe, xả trạm

Lúc 12g45 hôm nay 30-11, sau hơn 3 tiếng hoạt động trở lại, trạm BOT Cai Lậy đã phải xả trạm do nhiều tài xế tiếp tục trả tiền lẻ gây kẹt xe kéo dài. Chủ đầu tư khẳng định sẽ không có chuyện tạm dừng thu phí như trước.
BOT Cai Lậy thu phí lại: lại kẹt xe, xả trạm - Ảnh 1.
Trạm BOT Cai Lậy lại phải xả trạm sau khi tài xế tiếp tục dùng tiền lẻ trả phí - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Đến 13h35, trạm này tiếp tục thu phí trở lại. 

Trạm thu phí BOT Cai Lậy chính thức thu phí từ ngày 1-8. Tuy nhiên các tài xế cho rằng vị trí đặt trạm không hợp lý, mức phí quá cao nên phản đối bằng cách đưa tiền lẻ gây kẹt xe, buộc trạm phải xả trạm nhiều lần.

Đến ngày 15-8, trạm phải ngừng thu phí cho đến nay. Sau nhiều cuộc làm việc giữa các cơ quan chức năng, cuối cùng một phần yêu cầu của tài xế được đáp ứng khi chủ đầu tư đồng giảm phí qua trạm.

Từ 9h sáng 30-11, trạm này bắt đầu thu phí trở lại, an ninh được thắt chặt. Tuy nhiên đến trưa, hiện tượng kẹt xe do tài xế trả tiền lẻ lại diễn ra. Một số tài xế trả bằng tiền mệnh giá 500.000 đồng khiến nhân viên thu phí mất thời gian thối tiền.

Trước đó từ buổi sáng, khu vực trạm thu phí này thành "điểm nóng" khi hàng chục phóng viên các cơ quan báo chí tập trung đến ghi nhận tình hình.

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi mới áp dụng từ 1/1/2018

Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi mới áp dụng từ 1/1/2018
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Trong đó, ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục I - Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế; Phụ lục II - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế; Phụ lục III - Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp đối với mặt hàng xe ôtô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe), đã qua sử dụng; Phụ lục IV - Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế quan.

Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định cho từng nhóm mặt hàng, mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. Đối với các mặt hàng thuộc nhóm hàng có số thứ tự (STT) 211 tại Biểu thuế xuất khẩu khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan kê khai tên hàng và mã hàng của mặt hàng đó theo mã hàng 8 chữ số tương ứng với mã hàng 8 chữ số của mặt hàng đó trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi và ghi mức thuế suất thuế nhập khẩu là 5%. Các mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm có STT 211 là các mặt hàng đáp ứng đồng thời cả 2 điều kiện:

1- Vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm không thuộc các nhóm có STT từ 1-210 tại Biểu thuế xuất khẩu.

2- Có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên. Việc xác định tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thực hiện theo Nghị định 100/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Thuế nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng

Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung quy định thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xe ô tô đã qua sử dụng. Cụ thể, xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xi lanh không quá 1.000cc thuộc nhóm hàng 87.03 (ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loại thuộc nhóm 87.02: xe có động cơ chở 10 người trở lên, kể cả lái xe), kể cả ô tô chở người có khoang hành lý chung và ô tô đua) áp dụng mức thuế tuyệt đối.

Xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xi lanh trên 1.000cc thuộc nhóm hàng 87.03 và xe ô tô chở người từ 10-15 chô ngồi, kể cả lái xe thuộc nhóm hàng 87.02 áp dụng mức thuế hỗn hợp.

Xe ô tô chở người từ 16 chỗ ngồi trở lên (kể cả lái xe) thuộc nhóm hàng 87.02 và xe có động cơ dùng để chở hàng hóa có khối lượng toàn bộ theo thiết kế không quá 5 tấn, thuộc nhóm hàng 87.04: xe có động cơ dùng để chở hàng (trừ ô tô đông lạnh, ô tô thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải, ô tô xi téc, ô tô bọc thép để chở hàng hóa có giá trị; ô tô chở xi măng kiểu bồn và ô tô chở bùn có thùng rời nâng hạ được) áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 150%.


Các loại xe ô tô khác thuộc các nhóm hàng 87.02, 87.03, 87.04 áp dụng mức thuế suất bằng 1,5 lần so với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của xe ô tô mới cùng chủng loại thuộc cùng nhóm hàng.

Nghị định có hiệu lực từ 1/1/2018.

Reuters: “Ông lớn” bia Nhật Kirin xem xét mua cổ phần của Sabeco

Saigon Special, một trong những thương hiệu bia chính của Sabeco. Ảnh: Minh Tuấn
Ngoài Kirin Holdings, một số hãng bia nước ngoài khác cũng quan tâm đến việc mua cổ phần tại Sabeco khi Chính phủ Việt Nam thoái vốn. Tuy vậy, thị giá cao có thể khiến họ "chùn tay".
Tập đoàn Kirin Holdings, một trong những hãng bia lâu đời nhất Nhật Bản, đang xem xét mua cổ phần tại Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Reuters dẫn lời người phát ngôn của hãng này ngày 27/11 cho biết.

Kirin Holdings sẽ xem xét quy mô lượng cổ phiếu sẽ mua vào sau khi Chính phủ Việt Nam công bố chi tiết về kế hoạch thoái vốn tại Sabeco, công ty có thị phần bia lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.

Kirin cũng là một trong những nhà đầu tư tiềm năng có mặt tại roadshow của Sabeco tại Singapore mới đây nhằm giới thiệu cơ hội đầu tư vào công ty này khi Chính phủ thoái vốn.

Ngoài Kirin Holdings, một "ông lớn" bia khác của Nhật là Asahi Group cũng có mặt tại buổi roadshow này. Ngoài ra còn có các quỹ đầu tư và các ngân hàng từ châu Á và châu Âu.

Reuters dẫn lời ông Võ Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT Sabeco, cho biết, nhiều nhà đầu tư tiềm năng có mặt tại buổi roadshow đã tỏ ra rất quan tâm tới việc mua cổ phần tại Sabeco.

"Chúng tôi đã gặp gỡ một số nhà đầu tư có tiếng - bao gồm các nhà đầu tư chiến lược và các hãng bia khác", ông Hà nói trong một cuộc phỏng vấn tại Singapore.

Ông Hà cũng cho biết các nhà đầu tư đã phản hồi rất tích cực tại buổi roadshow và coi Sabeco là công ty hấp dẫn để đầu tư với tiềm năng tăng trưởng cao.

Hãng tin Nikkei cho biết đại diện của Sabeco không tiết lộ chi tiết về việc thoái vốn ngoài chiến lược kinh doanh chung của công ty, và chỉ cho biết rằng đây là thời điểm thích hợp về mặt thị trường chứng khoán và nền kinh tế.

Quá trình thoái vốn đang diễn ra theo kế hoạch và Bộ Công Thương, cơ quan đại diện 89,6% vốn nhà nước tại Sabeco, sẽ sớm công bố kế hoạch thoái vốn tại hãng bia này, ông Hà nói thêm.

Sabeco sẽ tổ chức 2 buổi roadshow nữa tại London và TP.HCM trong tuần này. Dự kiến lộ trình thoái vốn cụ thể sẽ được công bố trong buổi hội thảo khác tại TP.HCM vào ngày 29/11 sau khi Chính phủ phê duyệt mức giá, quy mô cổ phần và phương thức thoái vốn.

Việt Nam được coi là thị trường có triển vọng lớn đối với các hãng bia quốc tế, và cũng là thị trường đem lại lợi nhuận lớn thứ hai cho hãng bia Heineken (Hà Lan). Việt Nam được dự báo sẽ nằm trong các thị trường có lượng bia tiêu thụ bình quân đầu người cao nhất châu Á trong vài năm tới.

Trong khi đó, Sabeco chiếm khoảng 40% thị phần bia tại Việt Nam, với vị thế áp đảo ở miền Nam và đang vươn "vòi bạch tuộc" ra miền Bắc, vốn được coi là địa bàn truyền thống của Habeco.

Theo một số hãng tin quốc tế, có gần 10 hãng bia nước ngoài quan tâm đến việc mua cổ phần tại Sabeco khi Chính phủ Việt Nam thoái vốn. Ngoài 2 hãng bia Nhật kể trên còn có các "ông lớn" khác như ThaiBev, Heineken (hiện nắm gần 5% vốn tại Sabeco), AB InBev, San Miguel, và SABMiller.


Như vậy, cuộc đua giành cổ phần chiến lược tại Sabeco hẳn sẽ khốc liệt. Tuy nhiên, hẳn các nhà đầu tư ngoại sẽ dè chừng bởi giá cổ phiếu của Sabeco (mã chứng khoán SAB) đã tăng gần 3 lần trong vòng 1 năm qua, đạt đỉnh 318.800 đồng/cp khi chốt phiên 24/11, cao hơn so với mức tăng 40% của chỉ số VN-Index.

Tuy vậy, ông Hà khẳng định rằng thị giá của Sabeco là do thị trường quyết định. Còn Reuters dẫn lời một số nhà đầu tư rằng chính tỷ lệ nhỏ cổ phiếu trôi nổi khiến thanh khoản giao dịch thấp và đẩy giá cổ phiếu này.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/11, cố phiếu SAB của Sabeco giảm gần 5% xuống 303.000/cổ phiếu, và tụt xuống vị trí thứ ba trong số các công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, sau Vinamilk (VNM) và Vingroup (VIC).

Vì sao Bộ Công an phải giám sát quá trình thoái vốn tại Sabeco?

Sáng nay (28/11), Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng đã trả lời Dân trí và một số cơ quan báo chí về quá trình thoái vốn ở một số tập đoàn, tổng công ty lớn thuộc ngành Công Thương như: Sabeco, Habeco...
Thứ trưởng Cao Quốc Hưng:"Các nhà đầu tư trong và ngoài nước có sự quan tâm rất lớn đến cổ phần hóa Sabeco"

Việc CPH các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện nay nhìn chung chậm, nhưng ở các doanh nghiệp thuộc ngành Công Thương, quá trình này hiện được thực hiện như thế nào, thưa ông?

-Trong năm 2017, Bộ Công Thương vẫn đẩy mạnh quá trình CPH. Trong năm qua, Bộ đã chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty thực hiện các đề án sắp xếp, cổ phần hóa các DNNN trong khối của mình. Chúng tôi đã trình Chính phủ đề án tái cơ cấu, sắp xếp, CPH các tập đoàn, DN lớn: Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Than Khoáng sản...và các đơn vị liên quan.

Theo kế hoạch, hiện này chúng tôi vẫn đang tích cực triển khai CPH các DN lớn khác trong ngành như: Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PV Power), PV Oil, Tổng công ty phát điện 3 (Genco 3), Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, một số đơn vị thuộc Tập đoàn dệt may. Hiện đã công bố giá trị PV oil, PV Power, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn..., đã đề nghị Chính phủ phê duyệt phương án CPH các Tcty này. Đây là các DN có giá trị vốn hóa rất cao.

Bộ cũng đã và đang xác định giá trị DN một số DN lớn như Tổng công ty Thuốc lá....

Tổng công ty Giấy cũng đã hoàn thành phương án CPH trình Chính phủ nhưng cũng phải xư lý ở Nhà máy bột giấy Phương Nam.

Về thoái vốn, tại thời điểm này, ngành Công Thương đang tích cực đẩy mạnh quá trình thoái vốn tại các DN như: Tổng công ty Cổ phần rượu bia và nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng công ty Cổ phần rượu bia và nước giải khát Hà Nội (Habeco), Tcty Máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM). Hiện Veam đã trình phương án thoái vốn. Sabeco, Habeco...cũng đã trình. Một số Tổng công ty khác cũng đang xây dựng phương án thoái vốn.

Ông có thể cho biết phương án thoái vốn cụ thể tại Sabeco không? Được biết, Bộ trưởng Công Thương cũng đã ban hành quyết định về phương án thoái vốn, ông có thể cho biết cụ thể tỷ lệ thoái vốn tại Tổng công ty này, Nhà nước sẽ giữ lại tỷ lệ sở hữu bao nhiêu phần trăm?

-Phương án thoái vốn tại Sabeco đã có nhưng quyết định trên hiện là văn bản mật. Những thông tin cụ thể về số lượng cổ phiếu bán ra, giá, tỷ lệ cổ phần nhà nước được giữ lại ...sẽ được công bố vào thời điểm thích hợp.

Sabeco là doanh nghiệp có lượng vốn hóa tương đối lớn nên việc thoái vốn, CPH phải có lộ trình từng bước để đảm bảo hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích cho Nhà nước và cho nhà đầu tư. Việc thoái vốn cũng phải tính đến khả năng hấp thụ của thị trường, có tính đến lợi cho cho người lao động, giữ thương hiệu cho doanh nghiệp...Trên tất cả các yêu tố này sẽ xác định lộ trình thoái vốn cụ thể. Và quá trình thoái vốn sẽ đảm bảo thực hiện công khai, minh bạch.

Hiện nay, Sabeco đã và đang tổ chức các buổi Road Show để công bố thông tin về quá trình CPH. Ông đánh giá hiệu quả việc này thế nào?

-Hôm nay (28/11) có tổ chức 1 cuộc ở London, trước đó đã tổ chức tại Singapore, ngày 29/11 sẽ làm ở TPHCM. Thông qua các cuộc này đã cung cấp thông tin cơ bản cho nhà đầu tư về tình hình tài chính, định hướng phát triển sản xuất...của Sabeco. Mỗi nhà đầu tư có mối quan tâm khác nhau. Thì ngoài thông tin cơ bản, cũng sẽ có các phiên họp riêng cho các nhà đầu tư, ở đó, họ có thể đặt ra các câu hỏi và Sabeco trả lời đầy đủ theo sự quan tâm của họ. Các nhà đầu tư lớn, các quỹ...cũng có những phiên họp riêng để trả lời chi tiết hơn.

Như tôi biết, cuộc Road Show ở Singapore: Đã có nhiều nhà đầu tư lẻ, các quỹ đầu tư, các hãng đồ uống...Có Quỹ có số vốn rất lớn, trên 1000 tỷ USD. Họ thể hiện sự quan tâm lớn. Tại các cuộc này, họ đặt câu hỏi rất nhiều, thể hiện tính chuyên nghiệp rất cao. Tuy nhiên, Road Show cũng mới là bước đầu. Sau các phiên họp đó người ta sẽ đánh giá lại và có bước đi tiếp theo.

Sabeco có vốn hóa rất lớn nên sự tham gia cua các nhà đầu tư lớn là rất quan trọng. Hiện, tỷ lệ lệ vốn hóa của Tổng công ty này là 205 ngàn tỷ đồng, tức là khoảng 9 tỷ USD nên cần có các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước tham gia. Tuy nhiên, cũng cần nói là cũng có những hạn chế như quy định hiện nay, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thì không được quá 49% . Còn trong nước thì tỷ lệ tham gia cũng không được vượt quá tỷ lệ được cho là thống lĩnh thị trường theo Luật Cạnh tranh.

Vì sao phải nhờ tới cả Bộ Công an để giám sát quá trình CPH Sabeco?

-Không chỉ có Bộ Công an, mà chúng tôi cũng cần các cơ quan liên quan như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tham gia giám sát chặt chẽ để không để xảy ra sai sót, vi phạm gì hay có hành vi thao túng trong quá trình thoái vốn, cổ phần hóa Sabeco. Việc giám sát chặt chẽ các diễn biến đó cũng nhằm đảm bảo cho quá trình thoái vốn diễn ra theo quy luật thị trường, đúng quy định pháp luật. Đây là một công việc bình thường để kịp thời xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Còn tại Habeco thì sao, thưa ông, hiện nay kết quả đàm phán với Calsberg và các nhà đầu tư nước ngoài khác có quan tâm thế nào?

-Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã chỉ đạo đàm phán. Habeco đã kết thúc đàm phán sơ bộ với Calsberg nhưng quá trình này vẫn tiếp tục nhưng cũng có định hướng thoái vốn, trình Chính phủ sớm.

Với các nhà đàm phán khác ngoài Calsberg cũng vậy thôi, vẫn phải làm sao đảm bảo công khai, thuận lợi cho nhà đầu tư, đảm bảo lợi ích nhà nước, doanh nghiệp. Bộ Công Thương vẫn đang trong quá trình đàm phán.

Habeco cũng là Tổng công ty lớn nhưng cũng không giống như Sabeco nên phương án thoái vốn cũng khác nhau và cũng phải tính đến khả năng hấp thụ của thị trường. Với DN này, Bộ Công Thương cũng đang hoàn thiện phương án để trình Chính phủ.