Trang

Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Dự báo giá heo hơi hôm nay 1/2: Giá lợn hơi mới nhất 37.000 đồng/kg

Dự báo giá heo hơi hôm nay 1/2, giá heo (lợn) hơi mới nhất tại miền Bắc tiếp tục dấu hiệu tăng cao với giá lên tới 37.000 đồng/kg.
Dự báo giá heo hơi hôm nay 1/2: Giá lợn hơi mới nhất 37.000 đồng/kg
Giá lợn hơi mới nhất tại miền Bắc 37.000 đồng/kg. Ảnh minh họa

Giá heo hơi hôm nay 1/2 có thể lên tới 37.000 đồng/kg
Dự báo giá heo hơi hôm nay 1/2 tại miền Bắc tiếp tục dấu hiệu tăng cao với giá lên tới 37.000 đồng/kg. Ngày hôm qua giá heo có một số thay đổi, tại Sơn La giá heo giảm nhẹ còn 32.000 đồng đến 33.000 đồng một kg. Hưng Yên giá heo cũng giảm nhẹ so với ngày trước đó. Nhìn chung giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động từ 32.000 đồng đến 37.000 đồng một kg, theo Đời sống & Pháp lý.

Còn tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên giá heo hơi hôm nay đang ở mức dao động từ 32.000 đồng đến 38.000 đồng một kg. Các tỉnh giá heo hơi thay đổi là Quảng Bình, Phú Yên...

Tại miền Nam giá heo hơi tại Tiền Giang đang ở mức 30.000 đồng một kg, Đồng Nai dao động quanh mức 30.000 đông đến 31.000 đồng một kg. Giá heo toàn miền dao động từ 28.000 đồng đến 32.000 đồng.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, trong tháng 1/2018, mặc dù giá thịt lợn hơi trong tháng giáp Tết có xu hướng tăng nhẹ nhưng do chi phí đầu tư không giảm nên người chăn nuôi vẫn e ngại tái đàn; các gia trại, trang trại và doanh nghiệp tiếp tục nuôi nhưng có xu hướng phát triển cầm chừng, không tăng quy mô tổng đàn.


Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Giá vàng hôm nay 30/1: Phiên cuối tháng tụt đỉnh, giảm nhiệt nhanh chóng

Sau những ngày đạt đỉnh, giá vàng trong nước hôm nay có phần giảm nhiệt.
Tại thị trường miền Bắc:
Tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng miếng SJC có giá mua vào – bán ra lần lượt là 36,71 – 36,79 triệu đồng/lượng.
Giá vàng tại DOJI cập nhật lúc 11h05 phút tại khu vực Hà Nội giá vàng lẻ mua vào – bán ra lần lượt là 36,70 – 36,80 triệu đồng/lượng. Giá vàng buôn lần lượt là 36,71 – 36,79 triệu đồng/lượng.

gia vang hom nay 30/1: phien cuoi thang tut dinh, giam nhiet nhanh chong - 1

Ảnh minh họa
Sài Gòn – SJC khu vực Hà Nội có giá mua vào – bán ra lần lượt là 36,67 – 36,89 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường miền Trung và Nam:
DOJI tại khu vực TP.HCM có giá lẻ mua vào – bán ra lần lượt là 36,70 – 36,80 triệu đồng/lượng, giá buôn lần lượt là 36,71 – 36,79 triệu đồng/lượng.
Tại Đà Nẵng, giá vàng lẻ và buôn lần lượt là 36,68 – 36,80 triệu đồng/lượng.
Tại Sài Gòn – SJC tại TP.HCM, giá vàng SJC 1L-10L có giá mua vào – bán ra lần lượt là 36,67 – 36,87, vàng SJC 5c có giá mua vào – bán ra lần lượt là 36,67 – 36,89 triệu đồng/lượng.
Sài Gòn – SJC khu vực Đà Nẵng có giá mua vào – bán ra lần lượt là 36,67 – 36,89 triệu đồng/lượng.
Thị trường thế giới:
Tới đầu giờ sáng 30/1 giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.343 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 2 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.347,6 USD/ounce.
Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 37,2 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 200 ngàn đồng so với vàng trong nước.

Trần Ngọc Bích - Doanh nhân Trần Quí Thanh chia sẻ lời khuyên dành cho bạn

Tui hay suy nghĩ nhiều đến việc giáo dục con cái, ngay cả khi cả ba đứa con tui đã lớn hết rồi. Vì suy nghĩ nhiều về gia đình, cho nên cả nhà tui từng đi học một khóa về gia đình kéo dài sáu tháng, mỗi tháng một kỳ học tập trung cuối tuần, có chuyên gia tâm lý gia đình giảng dạy đàng hoàng. Già như tui còn đi học, bởi vì hiểu mình, hiểu con cái khó lắm.

Thời nay nhà ai khá giả cũng thuê người làm, và đương nhiên là cần thiết đối với những cặp vợ chồng quá bận rộn. Nhưng thuê người làm để chỉ chăm con mình theo kiểu giữ quả trứng mỏng, nuông chiều cục cưng của gia đình thì đúng là vô trùng hóa đứa con và sẽ rất dễ biến nó thành kẻ vô tích sự trong tương lai. Tui chưa bao giờ chiều chuộng con cái kể cả khi còn nhỏ, cho nên cũng may không có đứa nào hỏng.


Ảnh lấy từ mạng, không rõ tác giả

"Gia sư học thay trẻ con. Ô sin làm hết việc của trẻ. Vô hình chung, trẻ con thành phố bị "cướp" đi quyền lợi và nghĩa vụ học tập, lao động để phát triển trí tuệ cũng như thế chất bình thường của mình", GS Văn Như Cương khái quát như vậy để thấy sự nguy hiểm của giáo dục không đúng cách, thương con theo kiểu hại con.

Tui mạnh dạn nghĩ thêm, không chỉ ô sin lúc nhỏ, nhiều người lớn rồi cũng được ô sin, gia sư chăm. Ô sin, gia sư đó là cha mẹ, lo cho từng thứ, lo công việc, lo xe đi, lo nhà ở, lo cưới vợ gã chồng, có gia đình rồi nhưng hết tiền ngửa tay xin cha mẹ.  

Cũng có người lập doanh nghiệp, giao con cái làm, nhưng trên thực tế cha mẹ làm thay hết, con có chức trong công ty cho có vì, ăn rồi long nhong sợ thiên hạ cười chê. Vậy thì cha mẹ là ô sin, là gia sư chứ còn gì nữa.

Cha mẹ đừng tự hào là chỗ dựa cho con cái, tại sao không nghĩ ngược lại là rút cái ghế dựa đó đi cho nó tự đứng.
Các bạn trẻ muốn khởi nghiệp, muốn lập thân giữa thiên hạ, tui xin có lời khuyên chân thành với các bạn, hãy nói lời chia tay với gia sư, ô sin.

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Bí thư Bình Định kiến nghị Thủ tướng “đòi” lại cảng Quy Nhơn cho Nhà nước

Cảng Quy Nhơn có vị thế chiến lược rất quan trọng, vốn là niềm tự hào của tỉnh Bình Định, là vị thế của tỉnh Bình Định. Tôi xin thay mặt cho cán bộ, nhân dân tỉnh Bình Định tha thiết đề nghị Thủ tướng xem xét lấy lại cảng Quy Nhơn cho Nhà nước", Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tha thiết.
Đó là chia sẻ rất thẳng thắn của Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng tại buổi tiếp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác của Chính phủ về làm việc tại tỉnh này vào ngày 20/1.

Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành làm sao để cảng Quy Nhơn trở lại là cảng của Nhà nước. Theo ông Tùng, cảng Quy Nhơn có vị thế chiến lược rất quan trọng, vốn là niềm tự hào của tỉnh Bình Định, là vị thế của tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, vừa qua, việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn, bán cảng này cho tư nhân, cán bộ, nhân dân Bình Định rất buồn.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng tha thiết đề nghị Thủ tướng xem xét lấy lại cảng Quy Nhơn cho Nhà nước quản lý.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng tha thiết đề nghị Thủ tướng xem xét lấy lại cảng Quy Nhơn cho Nhà nước quản lý.
"Bây giờ bán cảng Quy Nhơn cho tư nhân, tỉnh không biết quy hoạch, phát triển ra sao, trách nhiệm của tỉnh sao đây. Hiện nay, tỉnh rất lúng túng không biết chỉ đạo ra sao. Tôi xin thay mặt cho cán bộ, nhân dân tỉnh Bình Định tha thiết đề nghị Thủ tướng làm sao cho cảng Quy Nhơn trở lại là cảng của Nhà nước, không cổ phần hóa gì hết. Nếu được như thế thì cán bộ, nhân dân Bình Định sẽ rất mừng. Tôi có thể dám khẳng định như vậy", ông Nguyễn Thanh Tùng đề nghị.

Ông Trần Du Lịch, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đồng quan điểm của Bình Định mong muốn lấy lại cảng Quy Nhơn giao cho Nhà nước. "Đây là bức xúc của nhân dân tỉnh Bình Định, ngay cả cá nhân tôi cũng rất bức xúc. Nếu Quy Nhơn không còn cảng thì mất hết lợi thế phát triển. Vấn đề ở đây không chỉ là phát triển kinh tế mà còn liên quan đến cả an ninh quốc phòng, chiến lược quốc gia và chiến lược dài hạn", ông Lịch cho hay.

Về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh Bình Định phát triển có hiệu quả cảng Quy Nhơn, xác định địa điểm xây dựng cảng với công suất lớn, đa năng. "Nhà nước sẽ xem xét vấn đề về cổ phần hóa tại cảng Quy Nhơn sau khi Thanh tra Chính phủ có kết luận và sẽ có phương thức quản lý tốt hơn để cảng Quy Nhơn phát triển. Tôi rất chú ý lắng nghe ý kiến của Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, đồng chí Trần Du Lịch và một số đồng chí khác ở đây về vấn đề cảng Quy Nhơn", Thủ tướng nhấn mạnh.

Cảng Quy Nhơn được hình thành năm 1976, đến năm 1993 thì Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước Cảng Quy Nhơn và năm 2009 cảng trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), đổi tên là Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn. Vào tháng 7/2013, Vinalines phê duyệt phương án cổ phần hoá, chuyển Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn thành Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn (QNP).

Cán bộ và nhân dân Bình Định bức xúc khi cảng Quy Nhơn cổ phần hóa bán cho tư nhân.
Cán bộ và nhân dân Bình Định bức xúc khi cảng Quy Nhơn cổ phần hóa bán cho tư nhân.
Theo Đề án tái cấu trúc Vinalines giai đoạn 2012-2015 và Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại DNNN, QNP nằm trong diện nhà nước (Vinalines đại diện phần vốn) phải nắm giữ 75% vốn điều lệ.

Chiêu 'săn đất để dành' lãi chục tỷ của nhà giàu Sài Gòn

17 năm trước, ông Điền chi 3,5 tỷ đồng mua 6.000 m2 đất nông nghiệp ở khu Đông TP HCM, nay cơ ngơi bán được 16 tỷ.
Năm 2000, khi vung tiền tỷ mua khu đất vườn ở quận 9, ông Điền bị dèm pha là kẻ đốt tiền vì mua đất chỉ để đào ao thả cá, nuôi gà, trồng dăm ba loại cây ăn quả cho doanh thu bèo bọt. Còn căn nhà 150m2 xây kiểu thôn quê mỗi tháng về chơi không quá vài ba ngày.

"Khi đó, giao thông về hướng quận 9 còn khó khăn, lầy lội, phải mất thêm tiền thuê người giữ vườn nên anh em họ hàng mắng tôi chơi ngông và tiêu hoang. Nhưng tôi quyết mua khu đất này làm của để dành, xem như kênh đầu tư dài hạn", ông Điền nhớ lại.

7 năm sau (tức năm 2007), khu đất của ông Điền được khách ngã giá 7,5 tỷ đồng, nhưng ông vẫn quyến luyến mảnh vườn nhiều năm vun đắp nên giữ lại. Trong các năm 2015-2016, nhiều đầu nậu săn đất ồ ạt đổ về quận 9. Khu đất của ông Điền được nhiều người hỏi mua, giá cứ nhích dần lên 10 rồi 13 tỷ đồng nhưng ông từ chối sang nhượng.

Mãi đến quý I/2017, một nhà đầu tư ngã giá 16 tỷ đồng, lần này chủ đất mới đồng ý tiến hành giao dịch. Sau 17 năm ôm đất để dành, trừ đi tiền mua đất 3,5 tỷ đồng cộng thêm các chi phí làm hàng rào, san lấp toàn khu, làm nhà và trả công người giữ đất (khoảng gần 2 tỷ), ông Điền nhẩm tính lãi ròng trên chục tỷ đồng. "Nếu ngày xưa tôi dùng số tiền này mua vàng hay gửi tiết kiệm, cũng kiếm được lãi kha khá nhưng khó mà tích cóp dần thành 16 tỷ đồng như hiện nay", nhà đầu tư này tính toán.

chieu-san-dat-de-danh-lai-chuc-ty-cua-nha-giau-sai-gon
Nhiều nhà đầu tư cá nhân đã vung tiền tỷ gom đất tại TP HCM, tích lũy trong thời gian dài để tìm kiếm cơ hội sinh lời cả chục tỷ đồng. Ảnh: Vũ Lê

Cũng là tay chơi thạo nghề săn đất để dành, ông Bằng chọn khu Nam Sài Gòn. Gia đình ông ngược về Nhà Bè và Cần Giờ, "đồng vợ đồng chồng" liên tục thu gom bất động sản ở hai địa bàn này. Từ năm 2003, gia đình ông Bằng gom tổng cộng 2.000 m2 đất nông nghiệp tại huyện Nhà Bè (đoạn gần thị trấn Nhà Bè và phà Bình Khánh) cùng 5.200 m2 nhà đất mặt tiền biển tại huyện đảo Cần Giờ.

Thời điểm đó, nhà đầu tư này đã chi 7,5 tỷ đồng để tích lũy quỹ đất 7.000m2 (trong đó vừa có đất thổ cư, biệt thự, nhà cấp bốn, đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản) và quyết không bán ra dù có lúc thiếu tiền. Vợ chồng ông Bằng bỏ ngoài tai mỗi khi có khách nài nỉ chia lại một phần đất. Trong cơn sốt đất diễn ra tháng 4/2017, ông Bằng bán bớt căn biệt thự sân vườn 2.700 m2 tại xã Cần Thạnh, thuộc huyện đảo Cần Giờ, thu về gần 14 tỷ đồng.

"Tôi vẫn chưa vội xả hết hàng, chỉ đẩy trước căn biệt thự để thăm dò thị trường nhưng đã chốt lời 7 tỷ đồng. Quỹ đất còn lại gia đình cân nhắc làm nhà trọ hoặc khách sạn mini trong vài năm tới khi hạ tầng Cần Giờ và Nhà Bè hoàn thiện hơn", ông Bằng cho hay.

Làm cò và chạy pháp lý nhà đất chuyên địa bàn quận Tân Phú và Bình Tân (khu vực gần nghĩa trang Bình Hưng Hòa) từ năm 2005, bà Bảo sớm nhận ra cơ hội kiếm lời tiền tỷ nếu chịu khó mua đất để dành. Nhà đầu tư này đã tích cực thu gom, ky cóp được 4 lô đất (ngang 5-7m dài 20-25m) trên đường Bờ Bao Tân Thắng và Lê Trọng Tấn. Tổng vốn đầu tư của bà Bảo lên đến 8 tỷ đồng cách đây hơn một thập niên.

"Vào tháng 5/2017 các lô đất của tôi được khách hỏi mua thấp nhất 3,5 tỷ đồng một nền nhỏ và cao nhất 5,5 tỷ đồng một nền lớn. Tổng giá trị tài sản từ 8 tỷ đồng nay đã đạt 17 tỷ đồng, nhưng tôi vẫn chưa bán vì còn kỳ vọng tăng giá", bà Bảo tiết lộ.

Nhiều năm làm công tác nghiên cứu thị trường bất động sản, Giảng viên khoa Thương mại - Du lịch - Marketing thuộc Đại học Kinh tế TP HCM, Huỳnh Phước Nghĩa đánh giá: "Chiêu săn đất để dành được xem là hình thức đầu cơ bất động sản phổ biến đối với đại đa số người Việt".

Kiểu "ôm đất chờ thời" này đã giúp không ít người từ hạng nhà giàu dăm ba tỷ đồng vụt thành đại gia hay triệu phú đôla. Với nhà đầu tư cá nhân, đây là cuộc chơi của tầng lớp trung lưu mới nổi hoặc giới nhà giàu, thừa tiền tỷ nhàn rỗi nên đổ vào đất, kỳ vọng lãi chục tỷ được xem là bình thường.

Riêng với nhà đầu tư tổ chức (doanh nghiệp), săn đất để dành là cuộc chiến khốc liệt để sống còn. Một khi doanh nghiệp gom đất thắng lớn, mức lãi có thể lên đến bạc trăm tỷ thậm chí nghìn tỷ tùy quy mô quỹ đất trung bình hay cực lớn.

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Ông Trịnh Văn Quyết thưởng nóng U23 Việt Nam và thủ môn Tiến Dũng

Trận thắng nghẹt thở của U23 Việt Nam trước U23 Qatar ở bán kết giải U23 châu Á năm 2018 khiến triệu người Việt vỡ òa trong men say chiến thắng. Chứng kiến màn chiến đấu quả cảm và chiến thắng không thể nào ngọt ngào hơn, Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết quyết định thưởng nóng cho đội tuyển U23 Việt Nam 1 tỷ đồng để động viên các cầu thủ.
Ông Quyết bày tỏ: "Tôi thực sự bất ngờ và vô cùng hạnh phúc vì màn trình diễn của U23 Việt Nam. Các em là niềm tự hào của cả dân tộc".
Ông Quyết cũng khẳng định, đây chính là chiến thắng kì vĩ nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam: "Tuy nhiên, tôi tin tưởng rằng với những gì đã qua, các em sẽ còn làm nên chiến thắng cuối cùng trong trận chung kết sắp diễn ra. Cả đất nước đang đứng sau lưng các em".
CHÙM ẢNH: Tiến Dũng rưng rưng, Đức Chinh nức nở, Văn Thanh ăn mừng như Ronaldo. Xuân Trường cõng đồng đội khắp sân

Hồi hộp, lo âu, thấp thỏm rồi vỡ oà trong cảm xúc. U23 Việt Nam đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc trong trận đấu với U23 Qatar ở trận bán kết thứ nhất VCK U23 Châu Á 2018.
Chủ tịch Tập đoàn FLC cũng biểu dương thủ môn Bùi Tiến Dũng, người đã xuất sắc cản phá 2 quả penalty trong loạt luân lưu cân não. Trước đó, Tiến Dũng đã từng làm nản lòng các cầu thủ Hàn Quốc và Iraq bằng những pha bắt phạt đền chuẩn xác.
Bùi Tiến Dũng, sinh năm 1997, tại Ngọc Lặc, Thanh Hóa, là thủ thành thuộc biên chế CLB bóng đá FLC Thanh Hóa. Năm 2016, CLB bóng đá FLC Thanh Hóa đã mua đứt Bùi Tiến Dũng từ một trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tại Thanh Hóa.
Từ đó, Bùi Tiến Dũng không ngừng trưởng thành và đã góp công lớn tạo nên chiến tích kì vĩ nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam từ trước đến nay.
Trước màn trình diễn của Bùi Tiến Dũng, Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cũng quyết định thưởng nóng cho chàng trai Ngọc Lặc số tiền 500 triệu đồng.

Tình trạng "mồ côi" người yêu của các cầu thủ U23 Việt Nam

Chủ đề: U23 Việt Nam

Các cầu thủ U23 Việt nam với vẻ ngoài nam tính, đã khiến các cô gái bỗng "yêu bóng đá" hơn bình thường, chao đảo trước vẻ đẹp của các cầu thủ vô cùng đẹp trai của đội nhà. 

Đáp ứng nhu cầu ‘tìm hiểu” của các cô gái, cư dân mạng đã nhanh chóng làm một bảng tóm tắt thông tin cơ bản của U23 Việt Nam, gồm họ tên, vị trí, năm sinh, chiều cao… và thông tin quan trọng nhất chính là: ”Đã có chậu hay chưa”

Sau trận đấu kinh điển giữa U23 Việt Nam và U23 Qatar kết thúc, với thắng lợi vẻ vang thuộc về đội tuyển Việt Nam. Ngay lúc này, các chàng trai của đội tuyển chính là những người được yêu mến và ”săn lùng” nhiều nhất. Các cô gái bỗng nhiên ”yêu bóng đá” hơn bình thường, phần lớn lý do dẫn đến ”tình yêu” đó chính là vẻ ngoài nam tính và đẹp trai của các cầu thủ.

Hy vọng các cô gái sẽ lưu album ảnh này lại, để ”tiện đường” chọn cho mình một chàng trai thích hợp.

Bùi Tiến Dũng



Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Góc nhìn về doanh nhân Trần Quí Thanh – CEO Tân Hiệp Phát

Thương trường là chiến trường

Một trong những triết lý kinh doanh của mà ông Thanh tâm niệm trong suốt cuộc đời dấn thân với thương trường của mình là: "Hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai". Chính triết lý ấy đã thúc đẩy ông phải không ngừng nỗ lực. Giờ đây, sau 40 năm, Tập đoàn Tân Hiệp Phát do ông sáng lập đã trở thành một trong những doanh nghiệp tư nhân sản xuất nước giải khát lớn nhất trong nước và đang vươn lên để trở thành doanh nghiệp cung cấp thức uống hàng đầu châu Á.

>>Xem chi tiết: http://vietnammoi.vn/tags/tran-qui-thanh-82319.tag

Nay đã ở cái tuổi 63, nhưng quả thực bắt gặp ông thư thả trong một lần nghỉ dưỡng ở Hồng Kông dường như là một cơ hội hiếm. Tựa khủy tay trên chiếc bàn cạnh hồ bơi tại khách sạn, doanh nhân huyền thoại này đã mang đến cho tôi những câu chuyện đời, chuyện người đầy thú vị.

Những tưởng những giây phút thảnh thơi ấy ông sẽ buông bỏ để "xả hơi" một chuyến, thế nhưng vẫn thấy xếp xung quanh ông là một bàn thức uống toàn chai lọ, đủ các loại nước giải khát, trà thảo dược, nước tăng lực. Hỏi ra mới biết, chính những sản phẩm đó ông dùng cho mình.

Theo bật mí của chị Trần Uyên Phương (con gái ông) thì mỗi ngày ông đều uống dăm bảy chai như thế. Không giấu được sự ngưỡng mộ cho người bố 63 tuổi đang ngồi bên mình, chị Phương chia sẻ: Có lẽ, chính vì thói quen luôn để sản phẩm trước mắt và thưởng thức sản phẩm của ba nên những ý tưởng mới về sản phẩm luôn được bật ra như thế.

Trong bộ comple đen làm nổi bật bộ ria mép dày, ông gật gù trước lời nhận xét của con gái. Nó khiến tôi thấy thân thuộc ngay khi nhớ đến khuôn mặt phúc hậu của ông trên logo nước trà thảo mộc Dr Thanh.

Trong phút thư thả để nhớ về quãng thời gian đã qua, ông Thanh không giấu nổi niềm xúc động.

Tân Hiệp Phát bắt đầu được khởi nghiệp từ công ty sản xuất bia, vào năm 1994. Ở thời điểm đó nó đã trở thành nhà sản xuất đồ uống tư nhân lớn nhất Việt Nam, với khoảng 5.000 nhân viên trên toàn quốc. Công ty chỉ nằm dưới thị phần so với công ty sản xuất nước ngọt đa quốc gia như Coca-Cola.

Theo ước tính của các nhà phân tích thị trường thì Tân Hiệp Phát chiếm giữ 20 – 30% thị phần của thị trường nước giải khát trong nước. Trong năm 2011, theo số liệu mới nhất từ Nielsen, thị phần của công ty bao gồm các sản phẩm như trà thảo dược, nước tăng lực và sữa đậu nành là khoảng 24%.

Thế nhưng, ít ai biết rằng từ một con số 0 để tạo dựng được một thương hiệu nước uống được ưa chuộng nhất hiện nay là cả một quá trình nỗ lực không ngừng của người đứng đầu Tân Hiệp Phát.

Và cũng ít ai biết rằng, ông chủ của một nhãn hiệu đồ uống lớn lại có một cuộc đời vô cùng thăng trầm.

Cuộc đời từ trại trẻ mồ côi

Năm 1962, một vụ tai nạn xe hơi đã cướp đi mạng sống mẫu thân của ông. Khi đó, ông Thanh mới chỉ 9 tuổi đầu. Sự kiện này đã đẩy ông đến một khúc quanh khác.

Ông bị gửi đến một trại trẻ mồ côi ở vùng cao nguyên phía nam Việt Nam và ở đó trong 6 năm, dưới sự quản thúc nghiêm ngặt của các bảo mẫu.

Sau này khi nghĩ về cuộc đời nhiều thăng trầm của mình, ông Thanh vẫn không thể quên những ngày tháng đó. Vốn là một cậu bé có cá tính từ nhỏ nên ông cũng gặp phải khá nhiều rắc rối khi ở trại trẻ mồ côi này.

Có những khi ông bị nhốt cả đêm với… lợn, vì lý do ẩu đả với bạn bè.

thp1

Một trong những chương trình an sinh xã hội lớn nhất mà Tân Hiệp Phát đang thực hiện là "Nhịp cầu ước mơ", xây dựng mỗi tháng 1 cây cầu dây văng cho các xã nghèo ở ĐBSCL.

Ông kể: "Với một cậu bé mới chỉ 9 tuổi đầu, bị nhốt vào chuồng lợn, không được ăn, thậm chí không có quần áo để mặc…, đối với tôi lúc đó là một cú sốc. Nhưng rồi, khi phải chịu những cảnh ấy thì tôi nghiệm ra rằng: Muốn tồn tại thì phải chiến đấu, chiến đấu đến tận cùng".

Chính những gì đã trải qua trong quá khứ ấy, dường như đã giúp ông có những bước đi can trường hơn trên thương trường về sau này. Suốt hơn 40 năm chiến đấu trên thương trường, ông luôn nhắc nhở nhân viên của mình: "Ở bất kỳ thời điểm nào, lĩnh vực nào cũng phải biết phấn đấu, phấn đấu để tồn tại, đôi khi nó là sự đấu tranh cho sự sống còn".

Từ đó thấy rằng, thương trường là chiến trường đầy khốc liệt.

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

Tiền margin ưu tiên mã thanh khoản

Quy mô vốn hóa thị trường ngày một lớn dẫn đến nhu cầu cho giao dịch ký quỹ cũng tăng theo. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều công ty chứng khoán đang phải phân bổ lại nguồn lực vốn, hướng ưu tiên vào nhóm cổ phiếu thanh khoản.
tien margin uu tien ma thanh khoan
Khi quy mô đầu tư lớn, việc ép tất toán tài khoản có thể sẽ dẫn đến những thiệt hại không nhỏ cho nhà đầu tư
Ưu tiên cho cổ phiếu thanh khoản
Tại một công ty chứng khoán thuộc Top 10 thị phần môi giới, trong 1 tháng, các cuộc họp giữa Ban lãnh đạo công ty với trưởng các bộ phận liên quan đến môi giới, tài chính… diễn ra liên tục.

Nội dung chính của các cuộc họp này là việc thống nhất quan điểm giữa các bộ phận để đưa ra tỷ lệ phân bổ nguồn lực cho margin giữa các mã chứng khoán.

Trong bối cảnh quy mô thị trường ngày một lớn, nhưng nguồn lực của công ty chứng khoán bị giới hạn, cho vay mã nào để tối ưu hóa lợi ích cho doanh nghiệp và cân bằng lợi ích giữa các phòng môi giới là vấn đề tranh cãi nảy lửa giữa các bộ phận. Và cuối cùng, các cổ phiếu có thanh khoản lớn được ưu tiên phân bổ nguồn lực tài chính, thay cho các mã chứng khoán có định giá tốt, nhưng thanh khoản thấp hơn.

Câu chuyện tại công ty chứng khoán nói trên không phải là trường hợp cá biệt. Giám đốc môi giới một công ty chứng khoán lớn khác chia sẻ, trong vòng hơn 1 tháng qua, công ty này đã ra chỉ tiêu giảm số dư margin một loạt mã chứng khoán, do nhà đầu tư vay xong và… để đó, ít giao dịch.

Điều này sẽ khiến nhiều nhà đầu tư còn trong tình trạng "dở khóc, dở cười", khi chỉ 2 tháng trước, với thanh khoản tốt, mã chứng khoán họ đầu tư nằm trong nhóm được ưu tiên cho vay giao dịch.

Thế nhưng, ở thời điểm cuối năm, khi thanh khoản đột ngột sụt giảm, công ty ra thông báo không chính thức về việc cắt toàn bộ cho vay margin với mã này mà không cần lý do, không cho thời gian ân hạn khoản nợ.

tien margin uu tien ma thanh khoan

Tại nhiều công ty chứng khoán lớn, số dư cho vay giao dịch ký quỹ không lớn, thậm chí còn cách khá xa hạn mức cho vay mà công ty được phép, trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành. Thế nhưng, số dư cho vay thực tế nhà đầu tư vẫn lớn hơn rất nhiều.

Điều này chủ yếu nằm ở khoản cho vay 3 bên, trong đó, bên thứ 3 là ngân hàng hoặc đối tác khác và công ty chứng khoán chỉ làm công tác giám sát tài khoản. Hiện nay, nguồn tài chính này cũng đang được ưu tiên cho các mã chứng khoán có thanh khoản cao.

Rủi ro thị trường khi tất cả chạy theo... thanh khoản
Cho vay mã nào, tỷ lệ bao nhiêu là câu chuyện thuộc thẩm quyền của công ty chứng khoán, miễn tỷ lệ cho vay đảm bảo quy định pháp luật hiện hành. Thế nhưng, trong bối cảnh các công ty chứng khoán chạy theo mục tiêu tối ưu hóa lợi thế nguồn lực, nhà đầu tư đang phải trả giá và thị trường cũng chịu một rủi ro chung.

Khi công ty chứng khoán đưa tiêu chí phân bổ nguồn lực chạy theo thanh khoản, lợi ích của công ty sẽ không chỉ nằm ở dịch vụ tài chính, mà còn ở thị phần môi giới, kéo theo đó là doanh thu, lợi nhuận.

Thế nhưng, những rủi ro tiềm ẩn vẫn luôn trực chờ, khi ở thị trường chứng khoán Việt Nam, những mã có thanh khoản lớn thường đi kèm theo những câu chuyện mang tính "thị trường". Trong tình huống này, rủi ro an toàn khoản cho vay của các công ty chứng khoán sẽ lớn hơn nhiều, nếu thị trường không thuận lợi như quá khứ.

Trong tờ trình xin nguồn, giám đốc phòng môi giới một công ty chứng khoán đề nghị cắt toàn bộ khoản vay với một mã chứng khoán, vì mã này thanh khoản kém để lấy nguồn phục vụ một mã chứng khoán khác, vừa lên sàn.

Mã chứng khoán mới niêm yết này đã tăng giá gấp hơn 3 lần chỉ trong một thời gian ngắn trước khi lên sàn và bị coi là đã quá cao xét về định giá, nhưng vẫn được chấp nhận với lý do… sẽ để một lượng cổ phiếu về giao dịch tại đây. Những thương vụ này của công ty chứng khoán rất có thể sẽ tạo nên những cổ phiếu như TFC, CDO, ACM…, với diễn biến chung là niêm yết cao vút và rơi không dấu vết.

Xét xử Phạm Công Danh sáng 15/1: 4.500 tỷ đồng đã hạch toán vào nợ phải trả?

Trong phiên tòa xét xử Phạm Công Danh sáng 15/1, HĐXX tiếp tục thẩm vấn các bị cáo và những người liên quan đến số tiền 4.500 tỷ để tăng vốn điều lệ tại VNCB. Ông Trần Hiệp - nguyên Thành viên HĐQT VNCB đồng thời là Giám đốc Cty Phong Hiệp đứng ra vay tiền tại BIDV khai tại HĐXX rằng việc ông đổi chữ ký trong hồ sơ vay tiền so với các văn bản của HĐQT VNCB là theo sở thích chứ không nhằm mục đích che đậy điều gì.
Xét hỏi khoản vay 1.700 tỷ đồng tại TPBank
HĐXX cho biết không còn luật sư nào đăng kí để xét hỏi về khoản vay 4.700 tỷ đồng, chỉ còn luật sư Phan Trung Hoài sẽ hỏi một số vấn đề liên quan gói tín dụng này vào chiều nay.

Thời gian còn lại phiên tòa sáng, HĐXX tiếp tục xét hỏi về khoản vay 1.700 tỷ đồng tại TPBank. Đại diện ngân hàng TPBank là ông Nguyễn hữu thanh (Giám đốc Ban pháp chế TPBank).

HĐXX hỏi Phan Thành Mai.

Bị cáo Mai thừa nhận mọi hành vi của bị cáo tại khoản vay TPbank là đúng, bị cáo chỉ chỉ đạo chứ không lựa chọn các công ty vay vốn.

Mai khai rằng giới thiệu 3 Công ty với Phạm Công Danh và sau đó, ông Danh chọn Công ty Quỹ Lộc Việt. Ông Danh tổ chức cuộc họp gồm: Danh, Mai, Khương, Viễn, Tùng và mời Nguyễn Việt Hà dự họp.

Tại buổi họp, ông Danh thông báo đã thống nhất chủ trương với Quỹ Lộc Việt để làm dịch vụ, sử dụng các Công ty con thuộc Quỹ Lộc Việt để làm trung gian vay tiền ra từ TPBank.

Ông Danh giao Khương soạn thảo biên bản họp, Quyết liên hệ với Quỹ Lộc Việt để lựa chọn các Công ty, thống nhất số tiền vay của từng Công ty, Tổ tài chính Tập đoàn Thiên Thanh cùng Khương thống nhất với Quỹ Lộc Việt chi tiết hóa các nội dung, thủ tục, hồ sơ liên quan. Đồng thời, ông Danh chỉ đạo Mai cân đối nguồn tiền tương ứng của VNCB để gửi thị trường 2 tại TPBank để bảo lãnh khoản vay tại TPBank.

Bị cáo Mai thừa nhận đã ký các hợp đồng tiền gửi với TPBank với tổng số tiền trên 1.700 tỷ đồng để bảo lãnh cho 11 Công ty vay 1.666,8 tỷ đồng. "Bị cáo thừa nhận việc này là lách luật", Mai cho biết.

"Khi giải ngân xong có một số tiền chuyển 600 tỷ đồng trả cho bà Hứa Thị Phấn; một số tiền lớn trả cho ông Trần quý Thanh và bà Trần Ngọc Bích là tiền chi lãi chăm sóc khách hàng; ngoài ra còn chuyển về quỹ Lộc Việt. Bị cáo không nhớ có chuyển tiền sang công ty Hải Tiến hay không, việc sử dung khoản tiền là do ông Danh", Mai khai.

HĐXX hỏi ông Mai Hữu Khương (nguyên Thành viên HĐQT, Giám đốc khối kinh doanh VNCB).

Khương khai: Bị cáo gặp ông Nguyễn Việt Hà khi ông Danh gọi bị cáo đến giới thiệu với Hà. Việc vay vốn tại TPBank đều thông qua Quỹ Lộc Việt.

Ông Danh chỉ đạo bị cáo vay tiền TPBank bằng cách phát hành trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty Trung Dung. Quỹ Lộc Việt mua trái phiếu hai công ty ày bằng nguồn tiền vay từ TPBank (khoảng 1.700 tỷ đồng). Khoản vay này được bảo đảm bằng chính trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty Trung Dung và bằng nguồn tiền từ VNCB.

Ngoài ra, bị cáo cung cấp các thông tin về VNCB để làm hợp đồng tiền gửi hoặc chứng thư bảo lãnh tại TPBank, cung cấp thông tin về Công ty Trung Dung và Thiên Thanh) để làm hồ sơ phát hành trái phiếu và các hợp đồng mua bán trái phiếu Thiên Thanh, Công ty Trung Dung.

Luật sư (bào chữa cho Phạm Công Danh) hỏi bị cáo Phạm Việt Thép (Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ và TM JSC An Phát): Lý do gì bị cáo không làm Giám đốc Cty An Phát nữa?

Bị cáo Thép: Khi bị cáo ký các giấy tờ thì bị cáo lo sợ, thấy không yên tâm nên đã trả lại cho Tập đoànThiên Thanh. Bị cáo khai chỉ được hưởng lương nhân viên VNCB, không hưởng lương Giám đốc Công ty An Phát.

Đại diện CBBank: "4.500 tỷ đồng không hạch toán vào nợ phải trả"
Luật sư Trần Minh Hải (bào chữa cho Phạm Công Danh) hỏi Mai Hữu Khương: Số tiền 4.500 tỷ đã được hoạch toán thể hiện tại các báo cáo tài chính hàng ngày, báo cáo liên độ hàng năm của VNCB?

Bị cáo Khương: Hòa chung và hòa tan khác nhau. Chỉ cần lấy số phát sinh của 4.500 tỷ chuyển vào là biết được số liệu.

LS hỏi ông Chu Văn Lương (đại diện CBBank): Toàn bộ số tiền 4.500 tỷ đã được CBBank hoạch toán, sau đó mua lại 0 đồng. Khoản tiền này là khoản nợ phải trả của VNCB, thì nghĩa vụ của CB như thế nào?

Đại diện CBBank: Không có số liệu nào chứng minh là phải hoạch toán nợ phải trả. 4.500 tỷ đồng trước đó đã thanh toán vào tăng vốn điều lên, tiền đó theo số liệu của chúng tôi thì việc xin phép chưa được NHNN chấp nhận.

LS: Vốn điều lệ được ngân hàng nhà nước mua lại thời điểm đó là bao nhiêu?

Đại diện CBBank: Tại thời điểm mua 0 đồng thì NHNN xác định là vốn điều lệ âm

Theo luật sư Hải, sau khi không tăng được vốn điều lệ từ 3.000 lên 7.500 tỷ đồng, thì 4.500 tỷ không được xem là vốn điều lệ và không được trả lại cho các cá nhân. Sau đó phía CBBank đã không thực hiện theo dõi số liệu tại ngân hàng.

Đại diện CBBank: Đó chỉ là quan điểm của luật sư chứ không phải là của CBBank. CBBank nhấn mạnh 4.500 tỷ đồng không hạch toán vào nợ phải trả.

Nguyên TGĐ VNCB Phan Thành Mai: 4.500 tỷ đồng đã hạch toán vào nợ phải trả
Luật sư Nguyễn Xuân Anh (bảo vệ quyền lợi cho đại diện CBBank) hỏi Phạm Công Danh: bị cáo sang BIDV xin vay vốn với tư cách cá nhân, đại diện VNCB hay đại diện 12 công ty?

Bị cáo Danh: xin phép không trả câu hỏi vì đã lâu, trí nhớ kém. Tôi suy nghĩ theo quan điểm cá nhân rằng việc tăng vốn là tôi đã bỏ vào, tất cả các cổ đông không ai bỏ vào. Tiền tăng vốn là sai nhưng các cổ đông đã ký để bỏ tiền vào đấy

LS: Khi NHNN không đồng ý với tăng vốn điều lệ thì ông có báo cáo với các cổ đông hay không?

Bị cáo Danh: Cho phép tôi không trả lời.

LS: Các cổ đông này có yêu cầu gì về khoản tiền 4.500 tỷ đồng?

Bị cáo Danh: Cho phép tôi không trả lời. Dòng tiền hoàn toàn là có thật.

LS hỏi Phan Thành Mai (nguyên TGĐ VNCB): khi ký hợp đồng cầm cố đối với tiền gửi tại BIDV, VNCB có xin ý kiến của tổ giám sát NHNN không?

Bị cáo Mai: Thưa không. Khi các doanh nghiệp không trả nợ được, VNCB đã dùng tiền gửi chuyển về tài khoản các công ty để trả nợ BIDV. Theo bị cáo nhớ, việc dùng tiền gửi trả nợ chưa xin ý kiến của tổ giám sát. Khoảng 4.500 tỷ đồng đã hạch toán vào nợ phải trả.

Phan Thành Mai không biết 4.500 tỷ đồng di chuyển ra sao
Luật sư Nguyễn Thị Thanh Tâm (bào chữa Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) hỏi Phạm Công Danh: sau khi tiếp quản ngân hàng TrustBank thì ông phải chịu áp lực gì?

Bị cáo Danh: Có nhiều áp lực, nhưng áp lực nhất là phải trả lãi ngoài cho các khoản vay của HĐQT cũ.

LS: Những áp lực này anh Mai biết không?

Bị cáo Danh: Phan Thành Mai biết vì là người trực tiếp điều hành ngân hàng.

LS hỏi Phan Thành Mai: Đối với các hành vi của bị cáo, bị các đã thừa nhận. Nhưng bị cáo muốn làm rõ về số tiền thiệt hại ở đây, khi nhìn vào báo cáo tài chính?

Bị cáo Mai: Đối với chủ trương gói tín dụng 4.500 tỷ đồng, ban đầu, bị cáo biết là dùng tài sản bất động sản, tài sản của anh Danh và Tập đoàn Thiên Thanh để bỏa đảm khoản vay. Sau đó do quá trình thẩm định của BIDV thì không đủ về pháp lý nên mới sử dụng số tiền của của VNCB gửi tại ngân hàng. Sau khi rút tiền ra rồi thì bị cáo chỉ biết mục đích chứ di chuyển như thế nào thì không biết.

Theo bị cáo, số tiền 4.500 tỷ đồng mà luật sư hỏi là hòa vào dòng tiền chung, không bị mất, sử dụng vào các phí và các mục đích của ngân hàng.

Nguyên Trưởng Ban Kiểm soát VNCB mong HĐXX thu hồi khoản vay 4.500 tỷ đồng để khắc phục hậu quả
Luật sư thẩm vấn bị cáo Nguyễn Quốc Viễn (nguyên Trưởng ban kiểm soát VNCB): Đối với các biên bản họp ngày 29/4/2014 và nghị quyết HĐQT thì bị cáo có ký không?

Bị cáo Viễn: có ký.

LS: Mục đích của các hồ sơ là để tăng vốn điều lệ. Thời điểm đó HĐQT có 6 người: chị Yến, anh Dũng, anh Danh, anh Hiệp, anh Mai, anh Viễn? Khi biểu quyết về nội dung cuộc họp chỉ mình anh không được biểu quyết đúng không?

Bị cáo ở bên ban kiểm soát thì không có quyền biểu quyết chỉ có ký thôi. Nếu như không có chữ ký của bị cáo thì BIDV cũng vẫn chấp nhận.

Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

Cách mạng mềm lần 1 tại Tân Hiệp Phát

>>Chủ đề: https://goo.gl/zdRXXs

Trước mặt hàng trăm nhà cung cấp (NCC) tham dự hội nghị Kết nối giao thương, ông Thanh và bà Phương cũng khẳng định bộ phận OneStop với chức năng xử lý khiếu nại của NCC hiện vận hành tốt tới mức 100% các phản hồi của NCC đều được lưu hệ thống và hiển thị trên dashboard để các bộ phận liên quan nắm được, và 100% các phản hồi không hài lòng đều được xem xét xử lý và phản hồi tới NCC cho đến khi NCC thấy thỏa mãn.

>>Xem thêm: http://vietnammoi.vn/cach-mang-mem-tai-tan-hiep-phat-i-cuoc-cai-to-triet-de-o-bo-phan-tieu-tien-53628.html

Với 2.500 nhà NCC đang có quan hệ làm ăn với Tân Hiệp Phát, có thể coi cuộc cải tổ này là một "cách mạng" với công ty gia đình này, dù không nói ra thì bên ngoài ít ai cảm nhận được.

'Quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế'

Ngoài việc làm việc với các nhà tư vấn hàng đầu thế giới, Tân Hiệp Phát cũng liên tục chiêu mộ những chuyên gia về trong bộ máy quản lý.

Bà Uyên Phương kể: "Chúng tôi phải thật sự quyết tâm và đặt ra các tiêu chí hết sức rõ ràng, cụ thể phải đạt được. Trong một lần tiếp xúc để thuyết phục một nhân sự cấp cao của P&G về đầu quân, tôi bị đặt câu hỏi "Liệu Tân Hiệp Phát đủ quyết tâm và khả năng để cải tổ toàn bộ hoạt động này theo tiêu chuẩn quốc tế của AT Kearney hay không?". Tôi đã mất gần trọn một ngày để thuyết phục và cam kết với ứng viên rằng chúng ta làm được".

Sau đó, với sự đầu quân của ứng viên này, cùng với nhiều nhân sự chất lượng khác đến từ nước ngoài hoặc từng làm cho các công ty đa quốc gia (MNCs), cuộc cải tổ của Tân Hiệp Phát đã được tiến hành trong 2 năm nay.

cach mang mem tai tan hiep phat i cuoc cai to triet de o bo phan tieu tien
Bà Trần Uyên Phương (áo đen, cầm micro): "Trong 6 tháng, chúng tôi review và rút gọn tới 6.000 quy trình quản lý".

Với hàng nghìn giao dịch mỗi ngày, hiện hệ thống quản lý mua hàng và hậu cần của Tân Hiệp Phát đã được chuyển từ mô hình transactional (quản lý theo giao dịch) sang sourcing (tìm kiếm đối tác, phát triển thành đối tác chiến lược, giao nhân sự phụ trách ngành hàng), với những người đứng đầu ngành hàng "quyền lực" và "chịu trách nhiệm".

"Nhiều người hỏi tôi: "Làm sao để ngăn chặn gian lận, nguy cơ móc ngoặc?". Tôi xin khẳng định: rất, rất khó để có thể xảy ra việc móc ngoặc giữa người quản lý ngành hàng với NCC, bởi hiện nay Tân Hiệp Phát sử dụng bigdata để quản lý giao dịch, và các giao dịch có yếu tố bất thường sẽ được cảnh báo ngay", ông Thanh cho biết thêm.

Cũng theo ông chủ Tân Hiệp Phát, để việc mua hàng được tiến hành đúng chuẩn mực, các bộ phận đưa ra yêu cầu cần mô tả chi tiết quy cách sản phẩm/dịch vụ, và các hợp đồng có giá trị trên 400 triệu đồng đều được đấu thầu công khai.

"Vì thế, nếu các đối tác định chi hoa hồng để giành được hợp đồng thì nên chi cho tôi, vì nếu chi cho người khác thì giá sẽ đội lên và không có cách gì các anh chị trúng thầu được cả", ông Thanh nói.

Ông David Riddle nói thêm: tại Tân Hiệp Phát, ngoài việc yêu cầu nhân viên ký và tái ký cam kết tuân thủ Bộ Quy tắc đạo đức (code of ethics) hàng năm, công ty còn vận hành hệ thống kiểm toán nội bộ (internal audit), kiểm soát chất lượng (QA) để phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro phát sinh và cơ chế thưởng phạt minh bạch dựa trên hiệu quả.

Trước câu hỏi của các NCC về việc họ có thể bị "trù dập" nếu khiếu nại hay không, lãnh đạo công ty này cũng tự tin cho rằng 'với quy trình quản lý hiện tại, không có cơ hội cho việc trù dập hay nâng đỡ dù người muốn trù dập hay nâng đỡ có là Tổng Giám đốc hay Chủ tịch HĐQT'.