Trang

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Góc nhìn về doanh nhân Trần Quí Thanh – CEO Tân Hiệp Phát

Thương trường là chiến trường

Một trong những triết lý kinh doanh của mà ông Thanh tâm niệm trong suốt cuộc đời dấn thân với thương trường của mình là: "Hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai". Chính triết lý ấy đã thúc đẩy ông phải không ngừng nỗ lực. Giờ đây, sau 40 năm, Tập đoàn Tân Hiệp Phát do ông sáng lập đã trở thành một trong những doanh nghiệp tư nhân sản xuất nước giải khát lớn nhất trong nước và đang vươn lên để trở thành doanh nghiệp cung cấp thức uống hàng đầu châu Á.

>>Xem chi tiết: http://vietnammoi.vn/tags/tran-qui-thanh-82319.tag

Nay đã ở cái tuổi 63, nhưng quả thực bắt gặp ông thư thả trong một lần nghỉ dưỡng ở Hồng Kông dường như là một cơ hội hiếm. Tựa khủy tay trên chiếc bàn cạnh hồ bơi tại khách sạn, doanh nhân huyền thoại này đã mang đến cho tôi những câu chuyện đời, chuyện người đầy thú vị.

Những tưởng những giây phút thảnh thơi ấy ông sẽ buông bỏ để "xả hơi" một chuyến, thế nhưng vẫn thấy xếp xung quanh ông là một bàn thức uống toàn chai lọ, đủ các loại nước giải khát, trà thảo dược, nước tăng lực. Hỏi ra mới biết, chính những sản phẩm đó ông dùng cho mình.

Theo bật mí của chị Trần Uyên Phương (con gái ông) thì mỗi ngày ông đều uống dăm bảy chai như thế. Không giấu được sự ngưỡng mộ cho người bố 63 tuổi đang ngồi bên mình, chị Phương chia sẻ: Có lẽ, chính vì thói quen luôn để sản phẩm trước mắt và thưởng thức sản phẩm của ba nên những ý tưởng mới về sản phẩm luôn được bật ra như thế.

Trong bộ comple đen làm nổi bật bộ ria mép dày, ông gật gù trước lời nhận xét của con gái. Nó khiến tôi thấy thân thuộc ngay khi nhớ đến khuôn mặt phúc hậu của ông trên logo nước trà thảo mộc Dr Thanh.

Trong phút thư thả để nhớ về quãng thời gian đã qua, ông Thanh không giấu nổi niềm xúc động.

Tân Hiệp Phát bắt đầu được khởi nghiệp từ công ty sản xuất bia, vào năm 1994. Ở thời điểm đó nó đã trở thành nhà sản xuất đồ uống tư nhân lớn nhất Việt Nam, với khoảng 5.000 nhân viên trên toàn quốc. Công ty chỉ nằm dưới thị phần so với công ty sản xuất nước ngọt đa quốc gia như Coca-Cola.

Theo ước tính của các nhà phân tích thị trường thì Tân Hiệp Phát chiếm giữ 20 – 30% thị phần của thị trường nước giải khát trong nước. Trong năm 2011, theo số liệu mới nhất từ Nielsen, thị phần của công ty bao gồm các sản phẩm như trà thảo dược, nước tăng lực và sữa đậu nành là khoảng 24%.

Thế nhưng, ít ai biết rằng từ một con số 0 để tạo dựng được một thương hiệu nước uống được ưa chuộng nhất hiện nay là cả một quá trình nỗ lực không ngừng của người đứng đầu Tân Hiệp Phát.

Và cũng ít ai biết rằng, ông chủ của một nhãn hiệu đồ uống lớn lại có một cuộc đời vô cùng thăng trầm.

Cuộc đời từ trại trẻ mồ côi

Năm 1962, một vụ tai nạn xe hơi đã cướp đi mạng sống mẫu thân của ông. Khi đó, ông Thanh mới chỉ 9 tuổi đầu. Sự kiện này đã đẩy ông đến một khúc quanh khác.

Ông bị gửi đến một trại trẻ mồ côi ở vùng cao nguyên phía nam Việt Nam và ở đó trong 6 năm, dưới sự quản thúc nghiêm ngặt của các bảo mẫu.

Sau này khi nghĩ về cuộc đời nhiều thăng trầm của mình, ông Thanh vẫn không thể quên những ngày tháng đó. Vốn là một cậu bé có cá tính từ nhỏ nên ông cũng gặp phải khá nhiều rắc rối khi ở trại trẻ mồ côi này.

Có những khi ông bị nhốt cả đêm với… lợn, vì lý do ẩu đả với bạn bè.

thp1

Một trong những chương trình an sinh xã hội lớn nhất mà Tân Hiệp Phát đang thực hiện là "Nhịp cầu ước mơ", xây dựng mỗi tháng 1 cây cầu dây văng cho các xã nghèo ở ĐBSCL.

Ông kể: "Với một cậu bé mới chỉ 9 tuổi đầu, bị nhốt vào chuồng lợn, không được ăn, thậm chí không có quần áo để mặc…, đối với tôi lúc đó là một cú sốc. Nhưng rồi, khi phải chịu những cảnh ấy thì tôi nghiệm ra rằng: Muốn tồn tại thì phải chiến đấu, chiến đấu đến tận cùng".

Chính những gì đã trải qua trong quá khứ ấy, dường như đã giúp ông có những bước đi can trường hơn trên thương trường về sau này. Suốt hơn 40 năm chiến đấu trên thương trường, ông luôn nhắc nhở nhân viên của mình: "Ở bất kỳ thời điểm nào, lĩnh vực nào cũng phải biết phấn đấu, phấn đấu để tồn tại, đôi khi nó là sự đấu tranh cho sự sống còn".

Từ đó thấy rằng, thương trường là chiến trường đầy khốc liệt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét