Trang

Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021

Càng thắt chặt chống dịch, càng phải bổ sung shipper

Đến ngày 29/7, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã cấp mã xác nhận cho hơn 14.000 người giao hàng (shipper) cho hệ thống siêu thị, sàn thương mại điện tử… trong thời gian giãn cách xã hội, theo Dân trí.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/vac-xin-covid-19.html

Tuy nhiên, các siêu thị, nhà bán lẻ tại Hà Nội vẫn đang "khát" shippper do số lượng đơn hàng online tăng đột biến, lượng nhân viên và shipper siêu thị được thành phố cung cấp không đủ, luôn trong tình trạng quá tải khiến việc giao hàng chậm trễ.

Bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) cho biết: "Từ khi Hà Nội thực hiện Chỉ thị 17, lượng hàng cần giao hàng ngày rất nhiều, hệ thống siêu thị thiếu shipper nhưng việc bổ sung lực lượng này gặp khó khăn do giấy thông hành, mã QR code của shipper phải qua Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải cấp".

"Ùn tắc trong các khâu cộng lại dẫn đến tình trạng chuỗi cung ứng hàng hóa đứt gãy nếu mỗi tỉnh đặt ra những quy định riêng. Khi đi giao hàng đã khổ, lúc về lại khổ hơn.

Vì vậy, chúng tôi mong muốn chính quyền địa phương sát sao hơn ở trạm kiểm tra, kiểm soát để vận chuyển được qua chốt nhanh hơn", bà Hậu nói.

Càng thắt chặt chống dịch, càng phải bổ sung shipper  - Ảnh 1.

Dịch COVID-19 khiến dịch vụ đi chợ hội nở rộ (Ảnh: Vietnamnet)

Hệ thống siêu thị cũng khuyến nghị khách hàng đặt hàng trong khu vực, quận sinh sống để giảm tải cho siêu thị, tránh việc shipper phải di chuyển từ quận này sang quận khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Không chỉ thiếu shipper, hoạt động của các siêu thị, nhà bán lẻ ở các tỉnh phía Nam thêm khó khi áp dụng giờ giới nghiêm, người dân chỉ được phép ra đường trong khoảng 6h – 18h.

Đại diện siêu thị VinMart Đồng Nai cho biết hệ thống siêu thị trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao. 

Hiện nay nhân viên bán hàng, shipper của siêu thị được xét nghiệm định kỳ 3 ngày/lần nhưng thời gian chờ đợi xét nghiệm mất một ngày, làm gián hoạt động của siêu thị.

Trong bối cảnh Đồng Nai đóng cửa chợ truyền thống, người tiêu dùng đổ dồn về siêu thị khiến hệ thống quá tải. Khách hàng đặt online nhiều nhưng sau 18h cả shipper và khách hàng đều không được ra đường.

Đồng thời, cũng xuất hiện tình trạng shipper giao hàng đến chốt kiểm soát nhưng không giao được vì khách hàng không có thể nhận hàng hóa trong ngày, shipper phải mang hàng hóa về kho, ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm, tổn thất cho doanh nghiệp.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/cang-that-chat-chong-dich-cang-phai-bo-sung-shipper-20210730141653122.htm

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

Vingroup lãi trước thuế hơn 3.600 tỷ đồng, mảng bất động sản tăng trưởng 62% trong quý II

 Tập đoàn Vingroup công bố doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế quý II/2021 lần lượt đạt 38.451 tỷ đồng và 3.618 tỷ đồng, lần lượt tăng 65% và 34% so với cùng kỳ năm ngoái.

CTCP Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) vừa ra công bố về kết quả kinh doanh quý II/2021 với tổng doanh thu thuần hợp nhất 38.451 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế quý II/2021 đạt 3.618 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ.

Vingroup cho biết hầu hết các lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn đều tăng trưởng, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản và công nghiệp với mức tăng tương ứng 62% và 53%.

Tuy nhiên, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành công ty phải trả trong quý II năm nay tăng hơn 80% so với cùng kỳ lên 3.150 tỷ đồng. Do đó lãi sau thuế Vingroup còn 566 tỷ đồng, giảm 37% so với quý II/2020.

Vingroup lãi trước thuế hơn 3.600 tỷ đồng, mảng bất động sản tăng trưởng 62% trong quý II - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thuỷ tổng hợp từ BCTC quý II/2021 của Vingroup.

Còn tiếp...

Thứ Tư, 28 tháng 7, 2021

Phú Thọ: Một nhà đầu tư Hà Nội đăng ký thực hiện dự án KĐT hơn 2.200 tỷ đồng tại Tam Nông

 Khu đô thị Quang Húc tại xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ có tổng vốn đầu tư khoảng 2.233 tỷ đồng, quy mô diện tích 37,36 ha.

Phú Thọ sắp có thêm khu đô thị hơn 2.200 tỷ đồng tại Tam Nông - Ảnh 1.

Huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. (Ảnh: Cổng TTĐT huyện Tam Nông).

Khu đô thị Quang Húc tại xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ có tổng vốn đầu tư khoảng 2.233 tỷ đồng, quy mô diện tích 37,36 ha.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ vừa công bố kết quả mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị Quang Húc tại xã Quang Húc, huyện Tam Nông. Theo đó, CTCP Thương mại Dịch vụ Tràng Thi (Mã: T12) là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án.

Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án là 2.233,296 tỷ đồng. Tổng diện tích dự án là 37,36 ha được quy hoạch đầu tư xây dựng các hạng mục gồm 15,11 ha đất ở, trong đó, đất ở nhà liên kề có diện tích 0,41 ha, đất ở biệt thự 13,94 ha, đất ở tái định cư 0,76 ha.

Còn tiếp...

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2021

Toàn cảnh tuyến đường từ Vinhomes Ocean Park đến QL5 qua Học viện Nông nghiệp đang mở theo quy hoạch ở Hà Nội

 Tuyến đường từ Vinhomes Ocean Park đến QL5 qua Học viện Nông nghiệp đang mở theo quy hoạch ở Hà Nội dài khoảng 2,8 km, rộng 30 m.

Toàn cảnh tuyến đường từ Vinhomes Ocean Park đến QL5 qua Học viện Nông nghiệp đang mở theo quy hoạch ở Hà Nội - Ảnh 1.

Tuyến đường từ Vinhomes Ocean Park đến QL5 qua Học viện Nông nghiệp đang mở theo quy hoạch ở Hà Nội dài khoảng 2,8 km, rộng 30 m. Tuyến đường này có điểm đầu ở đường Lý Thánh Tông, đoạn đối diện lối vào Vinhomes Ocean Park.

Toàn cảnh tuyến đường từ Vinhomes Ocean Park đến QL5 qua Học viện Nông nghiệp đang mở theo quy hoạch ở Hà Nội - Ảnh 2.

Tuyến đường này từ Lý Thánh Tông sẽ đi qua Khoa nông học (Học viện Nông nghiệp) và đi trùng với trục chính của trường này.

Toàn cảnh tuyến đường từ Vinhomes Ocean Park đến QL5 qua Học viện Nông nghiệp đang mở theo quy hoạch ở Hà Nội - Ảnh 3.

Hình ảnh đoạn đầu tuyến đường đang mở theo quy hoạch đối diện lối vào Vinhomes Ocean Park.

Còn tiếp...

Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2021

Chủ dự án Ecogarden 4.000 tỷ đẩy mạnh vay vốn từ nhiều cá nhân, trong đó có ông Đào Ngọc Thanh

 6 tháng đầu năm, Tập đoàn Cotana - chủ đầu tư dự án Ecogarden đã tăng vay vốn dài hạn thêm 238%, chủ yếu vay từ ngân hàng và các cá nhân. Cụ thể, tiền vay Chủ tịch HĐQT Đào Ngọc Thanh, bà Đặng Thu Vịnh cùng các cá nhân khác lên tới 458 tỷ đồng.

CTCP Tập đoàn Cotana (mã chứng khoán: CSC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021 với doanh thu thuần hơn 57 tỷ đồng, tăng 68% so với quý II/2020 nhờ tất cả mảng hoạt động xây dựng, cung cấp dịch vụ và bán hàng đều tăng. 

Cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp chủ yếu vẫn là khoản thu từ các hợp đồng xây dựng (chiếm 77% tổng doanh thu), ngoài ra doanh thu cung cấp dịch vụ (9,4%) và doanh thu bán hàng hoá (13,5%).

Theo thuyết minh BCTC, các khách hàng hiện nay của Cotana có CTCP Đầu tư Sài Gòn - Hà Nội với dự án Samsora Premier tại Hà Đông, Tập đoàn Ecopark, Hudland, CTCP Đầu tư và Du lịch Vạn Hương (thuộc Tập đoàn Geleximco) với dự án Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng 480 ha tại Hải Phòng...

Tập Đoàn COTANA doanh thu tăng cao trong 6 tháng đầu năm 2021 nhờ Ecopark - Ảnh 1.

Nguồn: Phạm Hiếu tổng hợp từ BCTC quý II/2021 của CSC

Còn tiếp...

Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2021

Thêm một công ty bất động sản họ Sunshine sắp lên sàn chứng khoán

 CTCP Phát triển Sunshine Homes, một công ty trong hệ sinh thái Sunshine Group đang là chủ đầu tư loạt dự án bất động sản trị giá tỷ USD vừa được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho lên UPCoM với mã cổ phiếu SSH.

Thêm một công ty bất động sản họ Sunshine sắp lên sàn chứng khoán - Ảnh 1.

Dự án Sunshine City Hà Nội do Sunshine Homes làm chủ đầu tư. (Nguồn: Sunshine Group).

Thêm một thành viên trong hệ sinh thái Sunshine Group lên UPCoM

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vừa ra quyết định chấp thuận cho CTCP Phát triển Sunshine Homes được đăng ký giao dịch trên sàn HNX với mã chứng khoán SSH. Tổng số cổ phần đăng ký giao dịch là 250 triệu đơn vị, tương ứng với vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng.

Sunshine Homes hiện do bà Đỗ Thị Định làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật. 

Sunshine Homes tiền thân là CTCP Xây dựng Sunshine Việt Nam, thành lập từ tháng 3/2015 với vốn điều lệ ban đầu 100 tỷ đồng. Từ thời điểm thành lập đến nay, công ty trải qua hai lần tăng vốn (tháng 1/2016 và tháng 10/2018) thông qua phát hành cho cổ đông hiện hữu lên mức vốn 2.500 tỷ đồng.

Cụ thể hơn, trong cả hai đợt phát hành đều có ba cổ đông tham gia là Chủ tịch Hội đồng quản trị Đỗ Anh Tuấn, bà Đỗ Thị Hồng Nhung và ông Đỗ Văn Bắc với mức giá bán 100.000 đồng/cp.

Tính đến ngày 1/7, công ty có hai cổ đông lớn nắm giữ tổng 71% vốn điều lệ của Sunshine Homes. Trong đó, Chủ tịch HĐQT Đỗ Anh Tuấn đang sở hữu 65%; cổ đông còn lại là ông Đỗ Văn Trường nắm 6%.

Còn tiếp...

Thứ Năm, 22 tháng 7, 2021

Tập đoàn Vingroup sẽ rót thêm 2.600 tỷ đồng vào Vinpearl

 Tập đoàn Vingroup vừa công bố huy động 2.600 tỷ đồng qua kênh trái phiếu nhằm tăng vốn cho CTCP Vinpearl.

CTCP Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) vừa công bố kết quả chào bán thành công 26 triệu trái phiếu mệnh giá 100.000 đồng/tp vào ngày 21/6 vừa qua. Tổng số vốn huy động được là 2.600 tỷ đồng. 

Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không được đảm bảo bằng tài sản. Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm và trả lãi mỗi 3 tháng một lần. Lãi suất năm đầu tiên là 8,1%/năm, các năm còn lại tính bằng tổng của tối đa 3,7% và lãi suất tham chiếu.

Theo Vingroup, toàn bộ số tiền thu được sẽ dùng để tăng vốn cho CTCP Vinpearl.

Vinpearl là công ty con của Vingroup thành lập từ năm 2006, phụ trách phát triển mảng du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí của tập đoàn với 43 cơ sở, công suất trên 17.000 phòng trên toàn quốc.

Còn tiếp...

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2021

Tập đoàn Danh Khôi lỗ kỷ lục trong quý II, dự án Saigon Metro Mall chưa rõ ngày tái khởi động

 Thất thu từ hoạt động môi giới trong khi các khoản chi phí vận hành tăng cao, Tập đoàn Danh Khôi báo lỗ sau thuế 46 tỷ đồng trong quý II/2021. Đây là con số lỗ kỷ lục tính theo quý kể từ khi doanh nghiệp đại chúng từ năm 2017 đến nay.

CTCP Tập đoàn Danh Khôi (mã chứng khoán: NRC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2021 với doanh thu thuần giảm 98% so với cùng kỳ năm ngoái do doanh thu môi giới sụt giảm. 

Doanh thu lao đốc trong khi loạt chi phí tăng cao, đặc biệt chi phí quản lý doanh nghiệp lên tới 32 tỷ đồng kéo Danh Khôi lỗ thuần gần 47 tỷ đồng. Kết quả, Tập đoàn Danh Khôi báo lỗ sau thuế 46 tỷ đồng trong quý II/2021, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi gần 32 tỷ đồng.

Đây là quý lỗ nặng nhất của Danh Khôi kể từ khi trở thành công ty đại chúng vào năm 2017.

Sau nửa đầu năm, công ty báo lỗ sau thuế hơn 69 tỷ đồng, doanh thu 6 tháng chưa đến 5 tỷ đồng. Trong khi vào 6 tháng năm ngoái, doanh nghiệp đạt 95 tỷ đồng doanh thu và vẫn có lãi nhẹ 2,3 tỷ đồng.

Tập đoàn Danh Khôi lỗ hơn 68 tỷ trong 6 tháng đầu năm 2021 theo tình hình chung của thị trường bất động sản - Ảnh 1.

Nguồn: Phạm Hiếu tổng hợp từ BCTC quý II/2021 của NRC

Còn tiếp...

Thứ Ba, 20 tháng 7, 2021

DRH Holdings thoát lỗ nửa đầu năm nhờ khoản đầu tư vào Khoáng sản Bình Dương (KSB)

 6 tháng đầu năm, DRH Holdings ghi nhận doanh thu giảm mạnh cùng với chi phí lãi vay tăng bằng lần cho thấy tình hình kinh doanh kém khởi sắc, song khoản lãi thu được từ Khoáng sản Bình Dương (KSB) đã giúp DRH báo lãi nhẹ 4,5 tỷ đồng.

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/drh-hodings.html

CTCP DRH Holdings (mã chứng khoán: DRH) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2021 với doanh thu thuần giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó doanh thu từ bán bất động sản của doanh nghiệp chưa đến 4 tỷ đồng. 

Lãi từ công ty liên doanh, liên kết DRH thu về trong quý II cũng giảm 42% còn 14 tỷ đồng. Đáng chú ý, chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng đột biến gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái lên 18,7 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí lãi vay.

Kết quả, DRH Holdings báo lỗ sau thuế gần 2 tỷ đồng quý II/2021, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 20,4 tỷ đồng nhờ lãi từ công ty liên kết và chi phí lãi vay thấp. Đây cũng là quý đầu tiên DRH báo lỗ trở lại kể từ quý cuối năm 2013.

Sau nửa đầu năm, DRH Holdings ghi nhận doanh thu 8,84 tỷ đồng, giảm 84% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 4,51 tỷ đồng, giảm 84%.

DRH Holdings thoát lỗ nửa đầu năm nhờ khoản đầu tư vào Khoáng sản Bình Dương (KSB) - Ảnh 1.

Nguồn: Phạm Hiếu tổng hợp từ BCTC quý II/2021 của DRH

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnammoi.vn/drh-holdings-thoat-lo-nua-dau-nam-nho-khoan-dau-tu-vao-khoang-san-binh-duong-ksb-20210721002035012.htm

Thứ Hai, 19 tháng 7, 2021

Những dự án giao thông nghìn tỷ nào được triển khai tại Đồng Tháp từ nay đến 2025?

 Trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Đồng Tháp sẽ triển khai xây dựng 20 công trình giao thông trọng điểm với tổng vốn đầu tư khoảng 12.800 tỷ đồng. Dự án lớn nhất trong số này là đầu tư xây dựng tuyến cao tốc An Hữu – Cao Lãnh với tổng vốn đầu tư dự kiến 5.380 tỷ đồng.

Tại kỳ họp thứ 15 khóa IX, HĐND tỉnh Đồng Tháp đã quyết nghị thông qua phương án lập kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 do tỉnh quản lý và phân bổ.

Theo đó, dự kiến tổng kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh là 26.077 tỷ đồng. Trong đó, vốn cân đối ngân sách địa phương 17.449 tỷ đồng; vốn ngân sách Trung ương (gồm vốn nước ngoài ODA) và vốn trái phiếu Chính phủ 8.628,2 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực giao thông, giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Đồng Tháp có 20 dự án giao thông trọng điểm sẽ được triển khai với tổng vốn đầu tư khoảng 12.800 tỷ đồng.

Theo kế hoạch đầu tư công, dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến 5.380 tỷ đồng, đi qua hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang.

Đèo Cả muốn đầu tư hai tuyến cao tốc có tổng mức vốn hơn 27.000 tỷ - Ảnh 3.

Phương án tuyến cao tốc An Hữu - Cao Lãnh, đi qua hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang. (Ảnh: Đèo Cả).

Ngày 25/5 vừa qua, CTCP Tập đoàn Đèo Cả đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Tháp, đề xuất đầu tư xây dựng tuyến cao tốc này.

Tập đoàn Đèo Cả và đơn vị tư vấn đưa ra hai phương án về hướng tuyến của dự án, trong đó phương án 1 có chiều dài 32 km, tổng mức đầu tư 6.020 tỷ đồng; phương án 2 có chiều dài 28 km, tổng mức đầu tư 5.288 tỷ đồng.

Còn tiếp...

Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2021

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 1)

 Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội đáng chú ý.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 1) - Ảnh 1.

Xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

1. Khu đất từ đường Nguyễn Bặc đến gần THCS Văn Điển, BV Nội tiết Trung ương

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì. Trong đó đáng chú ý có khu đất từ đường Nguyễn Bặc đến gần THCS Văn Điển với diện tích khoảng 3.201,958 m2.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 1) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tứ Hiệp. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 1) - Ảnh 2.

Khu đất nhìn từ ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Còn tiếp...

Thứ Năm, 15 tháng 7, 2021

Nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Mỹ tăng đột biến

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phế liệu sắt thép các loại trong tháng 6 đạt gần 708 nghìn tấn, giá trị hơn 325 triệu USD, không biến đổi về lượng và tăng 13% về giá trị so với tháng 5.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm

Lũy kế 6 tháng đầu năm, nhập khẩu phế liệu sắt thép đạt gần 3,5 triệu tấn, trị giá hơn 1,4 tỷ USD tăng 32% về lượng, kim ngạch xuất khẩu tăng gần 2,2 lần so với cùng kỳ.

Nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Mỹ tăng đột biến - Ảnh 1.

Lượng, giá trị nhập khẩu phế liệu thép trong vòng 1 năm qua (Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Giá nhập khẩu phế liệu thép trong tháng 6 đạt 459 USD/tấn, tăng 13% so với tháng 5 và tăng gần gấp đôi so với tháng 6/2020.

Tính chung 6 tháng đầu năm, giá nhập khẩu phế liệu thép đạt 411 USD/tấn, tăng 63% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đầu tháng 6, giá thép phế HMS 1⁄2 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 518 USD/tấn CFR Đông Á ngày 30/6.

Mức giá này tăng 10 USD/tấn so với hồi đầu tháng 6. Giá thép phế chào bán tại các thị trường Mỹ, Châu Âu và Đông Nam Á có xu hướng tăng nhẹ.

Giá phế nội địa tăng 300 đồng/kg - 800 đồng/kg, giữ mức 10.000/kg - 10.800 đồng/kg. Giá phế nhập khẩu giảm 5 USD/tấn giữ mức 513 USD/tấn cuối tháng 6.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/nhap-khau-phe-lieu-sat-thep-tu-my-tang-dot-bien-20210714172622949.htm

FLC đang nghiên cứu, đầu tư những dự án lớn nào tại Quảng Ninh?

 FLC nghiên cứu, đầu tư khoảng 20 dự án tại Quảng Ninh, trong đó có hai dự án đã đi vào hoạt động, hai dự án đang triển khai, khoảng chục dự án đang nghiên cứu và ba dự án đã hủy bỏ.

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/quy-hoach-quang-ninh.html

Tính đến đầu tháng Ba, CTCP Tập đoàn FLC (Mã: FLC) đang nghiên cứu quy hoạch và thực hiện đầu tư khoảng 20 dự án tại Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí và Vân Đồn, thông tin từ báo Quảng Ninh.

Trong đó, có hai dự án tại TP Hạ Long đã đi hoạt động, gồm Sân golf Ngôi sao Hạ Long hơn 95 ha và Quần thể trung tâm hội nghị, khu dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự nghỉ dưỡng, nhà ở thấp tầng FLC Hạ Long tại khu vực đồi Cột 3 đến Cột 8 với quy mô hơn 62 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng.

Hai dự án đang thực hiện đầu tư là khu đô thị Hà Khánh, Hạ Long - FLC Tropical City (88 ha, 6.000 tỷ đồng) và khu công nghệ Y dược công nghệ cao Vân Đồn (1.000 ha, 7.000 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, khoảng chục dự án đang nghiên cứu bao gồm cảng du lịch Nam Cầu Trắng (Hạ Long) bến tàu Cái Rồng (Vân Đồn), FLC Vũng Đục (Cẩm Phả), khu đô thị Yên Thanh (Uông Bí) và 4 dự án tại Móng Cái là khu đô thị mới Ninh Dương (dự kiến 486 ha), quần thể du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Trà Cổ 1, quần thể du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Trà Cổ 2 (1.497 ha), dự án vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái FAM phường Hải Yên (537,6 ha).

Tuy nhiên, mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành hai quyết định liên quan đến việc thu hồi, hủy bỏ nghiên cứu hai dự án của FLC tại địa phương này. 

Còn tiếp...

Thảm khảo: https://vietnammoi.vn/flc-dang-nghien-cuu-dau-tu-nhung-du-an-lon-nao-tai-quang-ninh-20210714112807704.htm

Thứ Tư, 14 tháng 7, 2021

Giá nhà ở TP Thủ Đức biến động mạnh, nhà bình dân 'mất hẳn' trên thị trường TP HCM

 Theo báo cáo mới nhất của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs), trong quý II, giá bán căn hộ tại TP HCM biến động mạnh, khoảng giãn lớn khiến khó xác định mức giá bình quân, đặc biệt ở khu vực TP Thủ Đức, quận 7 và một số quận trung tâm.

Theo ghi nhận, giá bán căn hộ tại một số vùng thuộc TP Thủ Đức đã bị đẩy lên gấp khoảng hai lần so với năm 2019. Cụ thể, thời điểm 2019, giá căn hộ khu vực này cao nhất khoảng 35 triệu đồng/m2 thì hiện nay mức thấp nhất đã là 40 triệu đồng/m2 và đạt trung bình khoảng 60 triệu đồng/m2.

Giá bình quân của căn hộ cao cấp được chào bán trong quý II cũng ghi con số kỷ lục từ trước đến nay ở TP HCM và cả Việt Nam, khoảng 228 triệu đồng/m2.

Các dự án cao cấp được chào bán có thể kể đến như căn hộ tại dự án Grand Maria Sài Gòn, quận 1 (366 - 500 triệu đồng/m2); Dragon Sky View TP Thủ Đức (450 triệu đồng/m2); Thủ Thiêm Zeit River (160 triệu đồng/m2),…

Cũng như căn hộ, giá bán loại hình shophouse tại các khu vực TP Thủ Đức cũng tăng mạnh.

Từ mức giá nhỏ hơn 100 triệu đồng/m2, đến nay, giá shophouse khu vực này đều đã ở ngưỡng trên dưới 200 triệu đồng/m2. Điển hình là dự án Thủ Thiêm Zeit River hay Ruby Boutique Residencence.

Ngoài ra, phân khúc nhà liền kề tại các khu vực này cũng đều chạm ngưỡng 100 triệu đồng/m².

Theo đánh giá của VARs, do thiếu nguồn hàng dự án nên hiện tượng gom đất, gom sổ để tạo sản phẩm phân lô, phân nền diễn ra rất mạnh, tại một số huyện như: Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh,…

Giá nhà ở TP Thủ Đức biến động mạnh, nhà bình dân 'mất hẳn' trên thị trường TP HCM - Ảnh 1.

Lượng cung đủ điều kiện bán hàng tại TP HCM 6 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020 và 2019. (Nguồn ảnh: VARs)

Còn tiếp...

Bán hàng thép xây dựng giảm tháng thứ 3 liên tiếp

Lượng bán hàng tháng 6 chỉ đạt hơn 655 nghìn tấn, giảm hơn 32% so với tháng 5. 

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm

Đồng thời đây là mức bán hàng thấp nhất của tháng 6 trong 5 năm trở lại đây kể từ năm 2016. 

Bán hàng thép xây dựng giảm tháng thứ 3 liên tiếp - Ảnh 1.

Bán hàng thép xây dựng trong giai đoạn 2017 - nửa đầu 2021. Nguồn: VSA

VSA cho hay làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 của Việt Nam từ cuối tháng 4 đã có những tác động đến tình hình kinh tế chung của Việt Nam, trong đó có ngành thép.

Sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 6 đạt hơn 847 nghìn tấn, giảm mạnh 21% so với tháng 5 nhưng vẫn tăng 5% so với cùng kỳ 2020.

Tính chung trong nửa đầu năm nay, sản xuất và bán hàng thép xây dựng đạt lần lượt 5,6 triệu tấn và 5,3 triệu tấn tăng 11,6% và 8,7% so với cùng kỳ năm 2020. 

Tồn kho thời điểm 30/6 hơn 822 nghìn tấn tấn. VSA cho rằng đây là mức tồn kho bình thường để gối đầu tiêu thụ các tháng tiếp theo.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/ban-hang-thep-xay-dung-giam-thang-thu-3-lien-tiep-20210714145749385.htm

Thứ Hai, 12 tháng 7, 2021

Xuất khẩu tăng vọt nhưng Việt Nam lại nhập siêu 100 triệu USD cao su trong nửa đầu năm

Bất chấp dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia trên thế giới, cao su vẫn là một trong những mặt hàng đi ngược xu hướng khi tăng mạnh cả lượng và giá trị xuất khẩu trong những tháng đầu năm.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/cao-su-36.htm

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt hơn 714.000 tấn với trị giá hơn 1,2 tỷ USD, con số này tăng 48,2% về lượng và gần 88,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu tăng vọt nhưng Việt Nam lại nhập siêu 100 triệu USD cao su trong nửa đầu năm  - Ảnh 1.

(Nguồn: Tổng cục Hải quan. Tổng hợp: Như Huỳnh)

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, lượng và giá trị cao su nhập khẩu cũng tăng rất mạnh. Cụ thể, tháng 6/2021 nhập khẩu cao su đạt hơn 130.700 tấn, trị giá 206 triệu USD, tăng 81% về lượng và tăng 145,7% về kim ngạch so với cùng tháng năm 2020. 

Giá cao su nhập khẩu tháng 6/2021 đạt trung bình 1.681 USD/tấn, tăng gần 4% so với tháng 5/2021 và tăng 45% so với tháng 5/2020.

Tính chung cả 6 tháng đầu năm 2021 nhập khẩu nhóm hàng này đạt 872.800 tấn, trị giá gần 1,3 tỷ USD, tăng 133,4% về lượng và tăng 141,5% về kim ngạch so với 6 tháng đầu năm 2020.

Như vậy, Việt Nam nhập siêu nhóm hàng này với trị giá khoảng 100 triệu USD; trong khi 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam xuất siêu 106,5 triệu USD.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/xuat-khau-tang-vot-nhung-viet-nam-lai-nhap-sieu-100-trieu-usd-cao-su-trong-nua-dau-nam-20210712150757616.htm

Tổng công ty Sông Đà muốn thoái toàn bộ vốn tại Sudico với giá ngất ngưởng 80.000 đồng/cp

 Tổng công ty Sông Đà dự kiến bán đấu giá cả lô gồm 41,75 triệu cổ phiếu SJS của Sudico với mức giá khởi điểm 80.000 đồng/cp, ước thu về tối thiểu 3.340 tỷ đồng.

Tổng công ty Sông Đà (Mã chứng khoán: SJG) vừa công bố nghị quyết chốt phương án thoái toàn bộ vốn góp tại CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và KCN Sông Đà (Mã chứng khoán: SJS).

Cụ thể, TCT Sông Đà dự kiến bán đấu giá cả lô toàn bộ gần 41,75 triệu cổ phiếu SJS ( tương ứng 36,65% vốn điều lệ của Sudico) tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. 

Giá khởi điểm được xác định theo phương pháp tài sản có tham khảo giá của đơn vị tư vấn VVFC là 80.000 đồng/cp. Mức giá này cao hơn tới 30% so với thị giá cổ phiếu SJS đang giao dịch trên thị trường. 

Tổng công ty Sông Đà chốt bán đấu giá cả lô cổ phần Sudico, giá khởi điểm cao hơn thị giá 30% - Ảnh 1.

Cổ phiếu SJS đóng cửa phiên 12/7 tại mức giá 60.000 đồng/cp. (Nguồn: Tradingview).

Với mức giá khởi điểm trên, TCT Sông Đà dự kiến thu về tối thiểu 3.340 tỷ đồng nếu bán thành công lô cổ phiếu SJS. 

Còn tiếp...

Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2021

Tập đoàn Hà Đô vay tín chấp 350 tỷ đồng từ chủ dự án An Lạc Green Symphony

  Tập đoàn Hà Đô và Tập đoàn Đầu tư An Lạc (chủ dự án An Lạc Green Symphony) cùng do ông Nguyễn Trọng Thông làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Hà Đô (Mã chứng khoán: HDG) vừa ra nghị quyết thông qua việc vay tín chấp 350 tỷ đồng từ CTCP Tập đoàn Đầu tư An Lạc. Thời hạn khoản vay kéo dài 24 tháng kể từ ngày giải ngân và có thể tự động gia hạn nếu cần thiết. Lãi suất vay do hai bên thoả thuận và chưa được thông tin cụ thể. 

Vay tín chấp (tiếng Anh: Unsecured loans) là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, việc cho vay chỉ dựa trên uy tín của bản thân khách hàng, cho vay theo chỉ định của Chính phủ.

Tính đến ngày 31/3/2021, Tập đoàn Hà Đô đang vay nợ tài chính 6.016 tỷ đồng, tăng 5% so với số đầu năm. Trong đó, các khoản vay ngân hàng chiếm hơn 83%, kế đến là vay qua phát hành trái phiếu chiếm 21%, phần còn lại là vay từ cá nhân và công ty khác.

Cũng vào thời điểm kết thúc quý I,  báo cáo tài chính của Tập đoàn Hà Đô cho thấy công ty đã thu về toàn bộ số vốn cho An Lạc vay trước đó, cũng theo hình thức vay tín chấp.

Tập đoàn Hà Đô vay tín chấp 350 tỷ đồng từ chủ dự án An Lạc Green Symphony - Ảnh 2.

Nguồn: BCTC quý I/2021 của Hà Đô.

Còn tiếp...

Hai yếu tố chính khiến giá thép thế giới có thể giảm trong tháng 7

Theo CNBC, cổ phiếu nhiều công ty thép trên thế giới đang chịu áp lực lớn bởi triển vọng giá thép có thể giảm trong tháng 7. Hai yếu tố chính khiến giá giảm là Nga sẽ tăng cường xuất khẩu trong thời gian tới và thị trường Trung Quốc, Ấn Độ đang trong giai đoạn điều chỉnh.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm 

Đồng thời, giá thép xuất khẩu của Ấn Độ cũng dự kiến sẽ giảm và nước này cũng đang bước vào mùa thấp điểm của nhu cầu thép. Trong quý III, hoạt động xây dựng của Ấn Độ chậm lại dẫn đến giá thép thanh sẽ chịu áp lực. Ngoài ra, tồn kho cao cũng là yếu tố gây áp lực lên giá.

Cấu trúc và thành phần hóa học của thép

Nhu cầu thép tại Ấn Độ giảm còn do làn sóng COVID-19 thứ hai. Từ đầu năm đến nay, lượng tiêu thụ thép trải qua 5 tháng giảm liên tiếp, đồng thời đánh dấu chuỗi giảm kỷ lục.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/hai-yeu-to-chinh-khien-gia-thep-the-gioi-co-the-giam-trong-thang-7-20210710093607129.htm

Thứ Tư, 7 tháng 7, 2021

Trung Quốc đổi chiến thuật nhập khẩu ngũ cốc khi thị trường Mỹ biến động

Theo The Cattle Sites, năm 2020 Trung Quốc khuấy động thị trường xuất khẩu ngũ cốc, thức ăn chăn nuôi của Mỹ khi nhập khẩu lượng lớn đậu nành, lúa miến và ngô của thị trường này.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/thuc-an-chan-nuoi-72.htm

Tận dụng lợi thế của tỷ giá hối đoái, Trung Quốc tăng cường nhập khẩu ngũ cốc để đáp ứng nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi khi tổng đàn heo của nước này tăng mạnh, đồng thời bù đắp nguồn cung từ Brazil giảm do mất mùa.

Nhu cầu nhập khẩu ngũ cốc từ Mỹ của Trung Quốc được dự báo tăng mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, nước này thay đổi chiến thuật nhập khẩu, thích ứng với sự biến động của thị trường Mỹ.

Theo CoBank (Mỹ) triển vọng tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc của Mỹ sang Trung Quốc sẽ tăng mạnh chủ yếu tổng đàn heo tăng và nhu cầu nhập khẩu ngũ cốc, thức ăn chăn nuôi ổn định.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngũ cốc của Mỹ đã bước sang một giai đoạn mới, đánh dấu sự biến động giá và Trung Quốc đang tận dụng sự biến động đó làm lợi thế.

Kenneth Scott Zuckerberg, nhà nghiên cứu về ngũ cốc và chăn nuôi của CoBank cho biết: "Trung Quốc vẫn là khách hàng quan trọng đối với ngũ cốc của Mỹ, ít nhất là trong năm tiếp thị 2021 - 2022.

Ảnh: Global Times

Tuy nhiên giá ngũ cốc tăng khiến Trung Quốc phải chuyển hình thức mua, chờ giá xuống thấp trước khi cam kết mua thêm hoặc ký hợp đồng giao ngay cho năm tiếp thị tiếp theo".

Nhu cầu nhập khẩu ngũ cốc của Trung Quốc tăng đột biến đẩy giá ngũ cốc lên cao kỷ lục, đạt đỉnh vào tháng 5 và không ngừng biến động cho đến nay.

"Giá ngũ cốc đang ở thời kỳ biến động tăng và cũng có thể đảo chiều trong tương lai. Điều này có nghĩa các kho dự trữ ngũ cốc và người kinh doanh cần có chiến lược cụ thể về vốn và thanh khoản", ông Zuckerberg lưu ý.

Trong 6 tháng đầu năm, Mỹ xuất khẩu 57 triệu tấn đậu nành, ngô và lúa miến ngũ cốc sang Trung Quốc. Đó là mức tăng đáng kể bởi Trung Quốc chỉ nhập 15,5 triệu tấn ngũ cốc vào năm 2020, gần 8 triệu tấn vào năm 2019.

Tiếp tục đà tăng, Trung Quốc ký hợp đồng gần 11 triệu tấn ngô và 3 triệu tấn đậu nành giao sau khi thu hoạch vụ mùa 2021 - 2022.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/trung-quoc-doi-chien-thuat-nhap-khau-ngu-coc-khi-thi-truong-my-bien-dong-20210705181359392.htm