Trang

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

BNP Paribas TP HCM vừa đính chính báo cáo tài chính

BNP Paribas TP HCM vừa đính chính báo cáo tài chính cho thấy toàn bộ kết quả kinh doanh đã được điều chỉnh lại. Lợi nhuận nửa đầu năm tăng vọt lên hơn 200 tỷ đồng, bỏ xa con số 31 tỷ đồng công bố trước.
sau dinh chinh ket qua kinh doanh cua bnp paribas tp hcm lech ca nghin cay so

Mới đây, Ngân hàng BNP Paribas Chi nhánh TP HCM bất ngờ công bố bản đính chính báo cáo tài chính bán niên (chưa kiểm toán) với sự thay đổi toàn bộ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn lại bảng cân đối kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ và các chỉ tiêu tài chính không thay đổi.

Theo đó, các khoản thu nhập từ lãi thuần và lãi thuần từ các hoạt động khác (dịch vụ, đầu tư chứng khoán, kinh doanh ngoại hối) đều được điều chỉnh tăng ở cả hai kỳ "năm nay" và "năm trước".

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của BNP Paribas TP HCM trong 6 tháng đầu năm nay đạt gần 257 tỷ đồng, gấp hơn 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước (hơn 91 tỷ đồng). Trong khi đó ở bản báo cáo trước khoản mục này của năm nay chỉ đạt gần 25 tỷ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ (84 tỷ đồng).

sau dinh chinh ket qua kinh doanh cua bnp paribas tp hcm lech ca nghin cay so
So sánh bảng kết quả kinh doanh trước và sau đính chính của BNP Paribas TP HCM

Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng 6 tháng đạt 205 tỷ đồng, gấp gần 2,8 lần so với năm trước khi chỉ đạt 73,6 tỷ đồng. Kết quả này hoàn toàn trái ngược với báo cáo trước với lợi nhuận sau thuế là 31,3 tỷ đồng, giảm 64% so với cùng kỳ.

Hiện không rõ nguyên nhân của sự sai sót trên nhưng có thể nhận thấy đây là một sai lầm rất nghiêm trọng khi đã làm thay đổi toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ lãi gấp nhiều lần biến thành giảm mạnh về lợi nhuận.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của BNP Paribas TP HCM giảm xuống 18,9% từ mức 24,87% của năm trước, mặc dù vậy vẫn cao so với một số ngân hàng trong nước.

Trong kỳ, doanh số huy động tiền gửi, cho vay khách hàng và ngay cả doanh số thu nợ đều tăng trưởng khá, gần gấp đôi so với năm trước.

Báo cáo kết quả kinh doanh sau đính chính:

(Nguồn: BNP Paribas TP HCM)

Báo cáo kết quả kinh doanh trước đính chính:

sau dinh chinh ket qua kinh doanh cua bnp paribas tp hcm lech ca nghin cay so
(Nguồn: BNP Paribas TP HCM)

Nhu cầu vẫn yếu dù giá gạo xuất khẩu Ấn Độ giảm trở l��i trong tuần này

Giá gạo xuất khẩu giảm do đồng rupee lao dốc không thể mang lại nhu cầu mới đối với gạo Ấn Độ trong tuần này, nhưng các đơn đặt hàng tiềm năng từ Philippines và những nơi khác có thể mang lại động lực mới cho thị trường Thái Lan và Việt Nam.
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam ghi nhận không đổi tuần thứ 4 liên tiếp
Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm vẫn không đổi ở mức 395 - 400 USD/tấn, nhưng giá dự kiến ​​sẽ tăng trong những tuần tới.
"Việc thu hoạch vụ lúa Hè Thu đã kết thúc và chúng tôi đã nghe thấy thông tin về những đơn đặt hàng mới từ các khách hàng trong khu vực", một thương nhân ở TP HCM nói.
Báo cáo từ Tổng cục Thống kê công bố hôm thứ Tư (29/8) chỉ ra, nông dân ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã bắt đầu trồng lúa cho vụ thu đông, nhưng mưa kéo dài đang làm hoạt động gieo cấy chậm lại.
Tại Thái Lan, một đồng nội tệ mạnh hơn đã kéo giá gạo 5% tấm đạt 393 - 395 USD (FOB), so với mức 390 - 395 USD trong tuần trước.
"Chúng tôi không nghe thấy thông tin về bất kỳ thỏa thuận mới nào nhưng một số nhà xuất khẩu đang kỳ vọng mọi việc sẽ có tiến triển vào tháng tới từ những thị trường trong khu vực như Philippines và Trung Quốc", một thương nhân ở Bangkok cho biết.
Philippines sẽ nhập thêm 132.000 tấn gạo để tăng lượng dự trữ tại các tỉnh phía Nam, nơi giá tăng trong những tuần gần đây vì nguồn cung hạn chế, Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines nói hôm 29/8.
Philippines, một trong những quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, thường mua gạo từ các nhà sản xuất hàng đầu Thái Lan và Việt Nam.
nhu cau van yeu du gia gao xuat khau an do giam tro lai trong tuan nay
Ảnh: Reuters.
Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ giảm trở lại nhưng nhu cầu vẫn yếu
Tại Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, giá gạo 5% tấm đã giảm 3 USD xuống 386 - 390 USD/tấn trong tuần này.
Đồng rupee Ấn Độ đã giảm hơn 10% trong năm 2018, xuống mức thấp chưa từng thấy trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (30/8), giúp tăng lợi nhuận từ việc bán hàng ở ngước ngoài đối với các nhà xuất khẩu.
"Nhu cầu hiện đang yếu. Ngay cả sau khi giá giảm trong thời gian gần đây, người mua châu Phi không tích cực trên thị trường", một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Kakinada, miền Nam Andhra Pradesh cho biết.
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong giai đoạn tháng 4 - tháng 7 đã tăng 1% so với năm ngoái lên 4,15 triệu tấn nhờ nhu cầu lạc quan từ Senegal, Benin và Iran, theo một cơ quan chính phủ Ấn Độ.
Trong khi đó, nhập khẩu gạo từ Bangladesh dự kiến ​​sẽ giảm xuống còn 600.000 tấn trong năm tài chính 2018 - 2019, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết trong một báo cáo công bố trong tháng này.
"Thuế nhập khẩu cao có thể ngăn cản nhập khẩu và gián tiếp làm tăng giá lúa, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến giá trên thị trường bán lẻ và chuyển gánh nặng tăng giá này cho người tiêu dùng", theo USDA.
Bangladesh, nổi lên là một quốc gia nhập khẩu gạo lớn kể từ năm 2017 sau khi lũ lụt phá hủy vụ mùa tại các địa phương, đã áp mức thuế 28% đối với gạo nhập khẩu để hỗ trợ người nông dân sau khi sản xuất địa phương hồi sinh.
Theo số liệu của Bộ Lương thực Bangladesh, quốc gia này đã nhập khẩu kỷ lục 3,9 triệu tấn trong giai đoạn 2017 - 2018.

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Thị trường ngày 31/8/2018: Gi�� dầu tiếp tục tăng mạnh, thép vẫn giảm sâu

Thị trường ngày 31/8/2018: Giá dầu tiếp tục tăng mạnh, thép vẫn giảm sâu
Ảnh minh họa.
Thị trường hàng hóa thế giới vừa trải qua một phiên biến động mạnh. Giá dầu tiếp tục tăng, loại WTI quay trở lại trên 70 USD/thùng. Đường cũng lội ngược dòng tăng giá, trong khi palađi lên cao nhất nhiều tuần. Tuy nhiên, những thông tin từ Trung Quốc tác động tiêu cực tới đậu tương và nhóm kim loại công nghiệp. Vàng lại trượt xuống dưới 1.200 USD/ounce.
Dầu cao nhất hơn 1 tháng
Giá dầu thô tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn 1 tháng do gia tăng lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung từ Iran và Venezuela trong khi tồn trữ của Mỹ giảm.
Kết thúc phiên, dầu Brent tăng 63 US cent lên 77,77 USD/thùng, trong khi dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng 74 US cent lên 70,25 USD/thùng, cả 2 đều cao nhất trong vòng hơn 1 tháng. Trong phiên có lúc WTI đạt 70,50 USD. Chỉ trong 2 tuần qua, dầu Brent đã tăng gần 10%.
Xuất khẩu dầu thô Iran chắc chắn sẽ giảm xuống chỉ hơn 2 triệu thùng/ngày, so với mức cao điểm 3,1 triệu thùng/ngày hồi tháng 4/2018, vì các nhà nhập khẩu từ chối mua do sức ép từ Mỹ. Sản lượng của Venezuela tiếp tục giảm, Angola cũng đang rất khó khăn mới duy trì được sản lượng, trong khi một số khu vực sản xuất của Libya cũng gặp vấn đề.
Ngoài căng thẳng địa chính trị, thiên tai cũng có thể ảnh hưởng tới thị trường. Một cơn bão có thể đang hình thành ở ngoài khơi châu Phi, có thể di chuyển vào Vịnh Mexico.
Tồn trữ dầu thô thương phẩm của Mỹ trong tuần tới 24/8/2018 đã giảm nhiều hơn mức dự kiến 2,6 triệu thùng, xuống 405,79 triệu thùng.
Palađi cao nhất 10 tuần, vàng giảm
Giá palađi phiên vừa qua có lúc đạt mức cao nhất kể từ 19/6/23018, là 983,75 USD/ounce, trước khi kết thúc ở 965 USD (gần như không thay đổi so với đóng cửa phiên trước). Palađi hiện đang đắt hơn tới 170 USD/ounce so với bạch kim, mức chênh lệch cao nhất kể từ tháng 3/2001 do thị trường palađi toàn cầu thiếu hụt nguồn cung trong khi bạch kim dư thừa.
Giá vàng giảm xuống dưới mức hỗ trợ 1.200 USD/ounce sau khi USD mạnh lên nhờ những số liệu kinh tế tích cực phát đi từ Mỹ. Vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.198,84 USD/ounce, trong khi vàng giao tháng 12/2018 giảm 6,5 USD (0,5%) xuống 1.205 USD/ounce.
Nhà phân tích Carsten Menke thuộc Julius Baer cho rằng giá vàng hiện đang ở mức "đáy", và tin tưởng "vàng sẽ tăng giá trong trung và dài hạn, song trước mắt thị trường này sẽ gặp nhiều khó khăn vì USD mạnh lên".
Nhôm giảm từ mức cao nhất 2 tuần
Giá nhôm quay đầu giảm sau 5 phiên tăng liên tiếp trước đó. Thị trường từ chỗ thăng hoa với kỳ vọng về Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ mới (NAFTA) chuyển sang lo ngại về căng thẳng giữa Mỹ và nước tiêu thụ nhôm lớn nhất thế giới – Trung Quốc.
Chốt phiên vừa qua, hợp đồng tham chiếu (kỳ hạn giao sau 3 tháng) trên sàn London giảm 1,8% xuống 2.132 USD/tấn, mức giảm mạnh nhất trong vòng 2 tuần. Phiên trước đó, giá đạt mức cao nhất 2 tháng (2.178 USD/tấn).
Ngày 29/8/2018, các nhà lãnh đạo Mỹ và Canada bày tỏ lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận NAFTA mới trước thời hạn 31/8/2018. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán mới nhất giữa Mỹ với Trung Quốc lại không đi đến thỏa thuận nào.
Thị trường kim loại đang trong giai đoạn khó khăn, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Trung Quốc gặp khó gây lo ngại nhu cầu nhôm và các kim loại khác sẽ giảm sút. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho phép nới lỏng hạn ngạch nhập khẩu nhôm Aragentina, nhưng vẫn giữ nguyên thuế nhập khẩu ô tô – sẽ tác động tiêu cực tới nhu cầu nhôm.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, hoạt động tại các nhà máy ước tính đang chậm lại tháng thứ 3 liên tiếp do nhu cầu trong nước yếu và xuất khẩu đối mặt với nhiều khó khăn.
Thép giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2018
Giá thép tại Trung Quốc tiếp tục giảm phiên thứ 7 liên tiếp. Thị trường tiếp tục điều chỉnh sau đợt giá tăng lên mức cao nhất 7 năm vào ngày 22/8/2018.
Thép cây giao tháng 1/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 2,5% xuống 4.118 CNY (603 USD)/tấn, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2018. Chỉ trong 7 phiên giao dịch vừa qua, giá đã mất gần 7%.
Than giảm hơn 5%
Giá than tại Trung Quốc cũng giảm mạnh sau đợt tăng cao gần đây. Than cốc giảm 5,3% xuống 2.448 CNY/tấn. Đầu tháng 8/2018, giá than đã lên cao kỷ lục 2.720,50 CNY/tấn.
Nga đang lên kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu than sang châu Á, trọng tâm là Trung Quốc, theo đó sẽ tăng gấp đôi lượng xuất khẩu sang khu vực vào năm 2025. Năm 2018, Nga dự kiến xuất khẩu 420 triệu tấn than, vượt mức cao kỷ lục thời Liên Xô.
Gạo vững ở Thái Lan và Việt Nam, giảm ở Ấn Độ
Nhu cầu nhập khẩu gạo trên thị trường châu Á tiếp tục thấp khiến giá gạo tại 3 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới tuần qua vững hoặc giảm nhẹ. Đối với loại 5% tấm, gạo Ấn Độ giảm 3 USD/tấn xuống 386-390 USD/tấn, mặc dù đồng rupee xuống mức thấp kỷ lục lịch sử tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của nước này; gạo Thái Lan vững ở 393- 395 USD/tấn (so với 390- 395 USD/tấn cách đây một tuần); trong khi gạo Việt Nam vững ở 395- 400 USD/tấn. Thị trường đang kỳ vọng một số khách hàng lớn sắp quay trở lại. Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines ngày 29/8/2018 thông báo nước này sẽ nhập khẩu thêm 132.000 tấn gạo để tăng cung ở các tỉnh miền nam, nơi giá đã tăng trong những tuần gần đây vì khan hiếm hàng.
Theo USDA, sản lượng gạo Việt Nam năm 2018 sẽ đạt 28,94 triệu tấn, tăng lên 29,07 triệu tấn trong năm 2019, so với 27,4 triệu tấn năm 2017. Tiêu thụ dự báo cũng sẽ lần lượt ở 22,1 triệu tấn, 22,4 triệu tấn và 22 triệu tấn. Xuất khẩu năm nay và năm tới dự báo vững ở 7 triệu tấn.
Đường tăng do sản lượng của EU và Brazil thấp
Giá đường trắng và đường thô cùng tăng trong phiên vừa qua do dự báo sản lượng giảm Châu Âu và Brazil có thể làm giảm lượng dư cung trong niên vụ 2018/19, mặc dù việc Ấn Độ bội thu ngăn cản xu hướng giá tăng. Kết thúc phiên, đường trắng tăng 0,2 US cent (1,9%) lên 10,57 US cent/lb, còn đường trắng tăng 2,7 USD (0,8%) lên 324,30 USD/tấn.
Hãng phân tích Green Pool đã hạ mức dự báo dư cung đường năm 2018/19 xuống 4,24 triệu tấn (quy thô), từ 6,62 triệu tấn đưa ra trước đó.
Lý do bởi sản lượng sẽ giảm ở EU và khu vực trung – nam Brazil. Theo Green Pool, sản lượng đường EU năm 2018/19 sẽ ở mức 17,7 triệu tấn (quy thô), giảm so với 19,8 triệu tấn vụ trước đó. Khu vực trung- nam Brazil cũng sẽ chỉ thu hoạch được 28,3 triệu tấn đường trong vụ này, so với 36,1 triệu tấn ở vụ trước.
Tuy nhiên, dự báo về sản lượng của Ấn Độ được điều chỉnh tăng từ 32,2 triệu tấn lên 33,5 triệu tấn, và dư cung đường thế giới niên vụ 2017/18 do đó cũng sẽ tăng lên 19,9 triệu tấn (trước đây dự báo là 19,6 triệu tấn).
Đậu tương giảm sâu
Giá đậu tương giảm do dự báo sản lượng của Mỹ tăng cao và lo ngại nhu cầu có thể giảm sút. Đậu tương giao tháng 11/2018 trên sàn Chicago có lúc chỉ đạt 8,29 USD/bushel, thấp nhất kể từ 16/7/2018, trước khi hồi phục nhẹ lên 8,31-1/2 USD/bushel vào cuối phiên (giảm 4-1/2 cent so với đóng cửa phiên trước).
Nhà môi giới hàng hóa INTL FCStone đã nâng dự báo năng suất đậu tương Mỹ năm 2018 lên 53,8 bushel/acre từ mức 51,5 bushel đưa ra đầu tháng 8. Đây sẽ là mức cao kỷ lục lịch sử. Trong khi đó, nhu cầu đối với mặt hàng này trở nên bấp bênh. Thị trường chưa hết lo về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và việc Trung Quốc giảm nhập khẩu đậu tương Mỹ thì xuất hiện thêm việc dịch cúm lợn hoành hành ở Trung Quốc, chắc chắn sẽ làm cho nhu cầu khô đậu tương của nước này chậm lại. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, Trung Quốc đã phát hiện 5 ổ dịch. Ổ mới nhất vừa được công bố vào ngày 30/8/2018 tại tỉnh An Huy, ảnh hưởng tới 185 con lợn.
Cao su tăng tiếp
Gía cao su trên thị trường Tokyo tiếp tục tăng do lo ngại sản lượng ở một số nước sản xuất chủ chốt thấp dần bởi giá rẻ kéo dài và điều kiện thời tiết bất lợi.
Cao su kỳ hạn tháng 2/2019 tại Tokyo tăng 1,4 JPY lên 173,9 JPY (1,56 USD)/kg. Tại Thượng Hải, cao su giao tháng 1/2019 cũng tăng 95 CNY (0,8%) lên 12.455 CNY (1.823 USD)/tấn.
Giá cao su đã giảm 20% trong vòng một năm qua do lo ngại cuộc chiến thương mại giữa Washington và Beijing làm giảm nhu cầu. Tuy nhiên, hàng loạt các vụ động đất ở Indonesia và lũ lụt ở Ấn Độ có thể khiến sản xuất cao su bị chậm lại. Thời tiết ở Malaysia, Việt Nam, Ấn Độ và Sri Lanka đã diễn biến không thuận lợi trong 7 tháng đầu năm nay.
Tuy nhiên, tồn trữ cao su tại các kho của sàn Thượng Hải vẫn cao sau khi tăng gần 43% từ đầu năm tới nay. Tồn trữ tại Tokyo cũng tăng lên 11.012 tấn tính tới 20/8/2018 (tăng 46% so với 10 ngày trước đó).
Cà phê quanh mức thấp kỷ lục nhiều năm
Giá cà phê giảm do nội tệ Brazil tiếp tục mất giá, hiện ở mức thấp nhất 3 năm so với USD, thúc đẩy hoạt động bán ra từ các nhà xuất khẩu nước này. Arabica giao tháng 12/2018 trên sàn New York giảm 0,25 US cent (0,2%) xuống 1,0265 USD/lb per lb. Ước tính hợp đồng arabica giao sau 2 tháng giảm trên 9% trong tháng 8/2018, là tháng giảm thứ 3 liên tiếp, trung tuần tháng 8 có lúc giá chạm mức thấp nhất 12 năm.
Robusta giao tháng 11/2018 trên sàn London cũng giảm 24 USD (1,6%) xuống 1.522 USD/tấn vào lúc đóng cửa, trong phiên có lúc xuống thấp nhất kể từ tháng 4/2016 (1.515 USD/tấn).
Cà phê Việt Nam đang ở mức thấp nhất hơn 2 năm do ảnh hưởng của giá quốc tế. Tại Đắc Lắc, giá chào bán hiện khoảng 33.500 đồng đến 33.700 đồng (1,44 – 1,45 USD)/kg, so với 32.500 đồng cách đây một tuần. Đây là mức giá thấp nhất kể từ tháng 4/2016. Tuy nhiên, người trồng cà phê hiện chỉ còn trữ khoảng 2% sản lượng của vụ 2017/18. Giá thấp nên lượng giao dịch cũng ít.
Tại Indonesia, vụ thu hoạch sắp kết thúc, lượng giao dịch cũng không nhiều. Giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) ở Lampung hiện cao hơn 100 USD/tấn so với hợp đồng giao tháng 11/2018 tại London (so với mức +90 đến 140 USD cách đây một tuần). Một số nhà xuất khẩu đang trữ hàng lại với dự đoán giá sẽ tăng lên.
Chè tăng do cung khan hiếm
Giá chè tại Bangladesh trong phiên đấu giá tuần này tăng mạnh do lượng chào bán giảm. Tại trung tâm giao dịch Srimangal, giá trung bình ở mức 279,38 taka (2,7 USD), so với 279,29 taka ở phiên trước. Nhu cầu đối với chè ngon vẫn duy trì ở mức cao.
Là nước sản xuất chè lớn thứ 7 và xuất khẩu chè lớn thứ 5 toàn cầu, sản lượng của Việt Nam tăng từ 1,03 triệu tấn năm 2016 lên 1,04 triệu tấn năm 2017, mặc dù diện tích trồng giảm nhanh từ 133.400 ha xuống khoảng 129.300 ha. Xuất khẩu chè cũng tăng mạnh từ 130.904 tấn lên 139.785 tấn trong cùng kỳ. Tám tháng đầu năm 2018, xuất khẩu đạt 80.103 tấn, trị giá 131 triệu USD.

Hiệp hội An toàn thông tin Vi���t Nam (VNISA)

Ngày 29/8, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp với Cục Công nghệ thông tin - Ngân hàng (NH) Nhà nước và Trung tâm Phân tích, chia sẻ thông tin, Dịch vụ tài chính (FS-ISAC) Nhật Bản tổ chức hội thảo Phân tích dữ liệu và ứng phó với tấn công mạng trong hệ thống NH, tài chính.

Tại hội thảo, TS Vũ Quốc Khánh, Ủy viên Ban Chấp hành VNISA, trình bày kết quả khảo sát hiện trạng bảo đảm an toàn thông tin của các tổ chức trong lĩnh vực NH tại Việt Nam do VNISA thực hiện. Qua đó, phát hiện nhiều điểm yếu cần lưu ý. Cụ thể, nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) chưa có nhân sự tốt, cán bộ chuyên trách không đủ theo yêu cầu, thiếu cán bộ kỹ thuật được đào tạo chuyên sâu về an toàn, an ninh thông tin mạng,...

Còn khá nhiều TCTD không triển khai tốt các biện pháp, trang bị công nghệ bảo đảm an toàn thông tin. Đặc biệt, về mặt thực tiễn, các TCTD cũng thiếu khả năng phát hiện sớm các cuộc tấn công, các sự cố an toàn thông tin mạng, không đủ khả năng ứng phó hiệu quả với các sự cố.

lo lang ve an toan mang ngan hang
Nhiều sự cố liên quan đến bảo mật ngân hàng xảy ra khiến người dân, doanh nghiệp lo lắng Ảnh: Tấn Thạnh

Nhận định chung, VNISA cho rằng việc phát triển an toàn, an ninh thông tin chỉ ở mức trung bình. Nhóm các TCTD có chỉ số an toàn thông tin mạng hàng đầu trên cả nước song chất lượng chưa đều, có nhiều khó khăn về nhân lực, một số đơn vị còn yếu trong khâu quản lý bảo đảm an toàn thông tin mạng. Hiệu quả hoạt động thực tiễn an toàn, an ninh thông tin mạng là vấn đề đặc biệt, điểm yếu cần tập trung nâng cấp.

Ông Trần Nhật Minh, chuyên gia an ninh của công ty công nghệ phần mềm Check Point, nêu ra xu hướng tin tặc (hacker) sử dụng mã độc chuyên tấn công NH, đặc biệt là mã độc tấn công trên nền tảng mobile (điện thoại di động). Nguyên nhân là do số lượng điện thoại lớn hơn hẳn máy tính bàn và máy tính xách tay; chứa nhiều thông tin cá nhân và cả thông tin của công ty, doanh nghiệp.

Đồng thời, đây là thiết bị cá nhân nên các biện pháp an ninh khó áp dụng như các biện pháp áp dụng cho máy tính bàn và máy tính xách tay. Hacker có thể tấn công dữ liệu qua điện thoại thông minh một cách dễ dàng hoặc có thể có các mã độc cài sẵn trong điện thoại thông minh giá rẻ. "Nếu điện thoại bị tấn công tiến hành truy cập máy chủ, hacker có thể tạo kết nối từ xa, ăn cắp dữ liệu và tấn công hệ thống dữ liệu của NH, doanh nghiệp" - ông Minh phân tích.

Nga mở cơ sở sản xuất than sang Trung Quốc

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết những tổ chức năng lượng Nga nên mở mang cơ sở vật chất hạ tầng xuất khẩu của họ và kiếm tìm các thị phần mới cho các sản phẩm gồm than, Trung Quốc được coi là đặc trưng quan trọng. Tổng thống Putin kêu gọi Nga tăng cường xuất khẩu than, năng lượng
Tổng thống Putin kêu gọi Nga tăng cường xuất khẩu than, năng lượng
Phát biểu tại cuộc họp mặt có các quan chức chính phủ và các nhà quản lý hàng đầu của tổ chức năng lượng, Putin cũng cho biết sự cạnh tranh trên những thị trường năng lượng thế giới đã nóng lên.
Putin cho biết tại cuộc họp ở thị thành Kemerobo, Siberia, 1 trong các trọng điểm khai thác than của Nga "môi trường buôn bán hiện nay cho phép Nga mở rộng xúc tiếp với thị trường than toàn cầu để nâng cao cường vị thế của mình và nâng thị phần".
Nga là nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới và đang mua cách thức tăng gấp đôi xuất khẩu than sang châu Á vào năm 2025. Cũng trong cuộc họp này, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết Nga có kế hoạch cung cấp khoảng 420 triệu tấn than trong năm nay, vượt mức cao kỷ lục thời Liên Xô. Xuất khẩu than khoảng 200 triệu tấn - chia đều cho cả Đông và Tây.
Nga sở hữu khả năng tăng thị phần của mình trong thị phần than toàn cầu, dù rằng ngành nghề than của Nga cần cẩn trọng để không khiến cho thiệt hại môi trường lúc mở rộng.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Thái Lan đấu thầu lượng g��o tồn kho cuối cùng trong tuần này

Bộ Thương mại Thái Lan đang đấu giá lô gạo cuối cùng được mua theo chương trình cam kết gạo của chính quyền trước đó.
thai lan dau thau luong gao ton kho cuoi cung trong tuan nay
Ảnh: Pattayamail.
Cụ thể, theo Bộ Ngoại thương Thái Lan, 267.000 tấn gạo sẽ được bán vào thứ Năm (30/8) và thứ Sáu (31/8) tuần này. Trong số gạo được bán đấu giá, 245.000 tấn được coi là không phù hợp với tiêu dùng của con người, và 22.300 tấn còn lại được coi là không phù hợp cho tiêu dùng của con người hoặc động vật và được dùng cho mục đích công nghiệp.
Các tài liệu liên quan đến năng lực nhà thầu có thể được gửi đến Bộ Thương mại Thái Lan vào ngày 27/8.
Kể từ tháng 1/2018, Thái Lan đã bán được hơn 7,1 triệu tấn gạo cho người mua ở nước ngoài, tăng 2,6% so với năm trước. Bộ Thương mại Thái Lan cũng tự tin đợt đấu giá gạo trong tuần này sẽ không gây ra biến động giá cả trên thị trường nội địa.

Thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục sôi động

Hoạt động mua bán - sáp nhập bùng nổ với hàng loạt thương vụ thuộc phân khúc nhà ở, thương mại, công nghiệp...
Là thị trường tiềm năng để đầu tư trong khu vực Đông Nam Á, những tháng đầu năm 2018, thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục sôi động với hàng loạt thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) thuộc phân khúc nhà ở, thương mại và công nghiệp.
Theo đánh giá của Vietnam Report, xu hướng của nền kinh tế trong thời gian tới là hội nhập sâu, rộng và mở rộng hợp tác. Vì vậy, đã có nhiều nhà đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... Chọn cách gia nhập thị trường Việt Nam thông qua M&A.
Tích cực săn lùng những dự án đẹp
Thống kê của Công ty tư vấn bất động sản Jones Lang Lasalle cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài hiện tại và tiềm năng đang tích cực săn lùng các dự án "sạch" và "rõ ràng", có thể đáp ứng các điều kiện và lợi nhuận cần thiết.
Điển hình như trong đầu năm 2018, Nomura đã mua lại 24% cổ phần của tòa nhà văn phòng hạng A Sun Wah ở quận 1, Tp.HCM. Đây là dự án thứ hai của Nomura tại Việt Nam sau dự án Phú Mỹ Hưng Midtown tại quận 7; hay CVH Nereus Pte (công ty con của Ltd CapitaLand) mua lại 16,9 triệu cổ phiếu phổ thông, chiếm 99,5% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Hiền Đức Tây Hồ với khoảng 685 tỷ VNĐ (tương đương 29,8 triệu USD) để nắm quyền phát triển dự án phức hợp tại khu đất 0,9 ha ở quận Tây Hồ, Hà Nội.
Đầu quý 2, Frasers Property đã ký thỏa thuận mua lại 24 triệu cổ phiếu phổ thông, chiếm 75% vốn cổ phần của Công ty Cổ phần địa ốc Phú An Khang (PAK) với giá 408,6 tỷ VNĐ (tương đương 18 triệu USD). PAK sẽ tiến hành xây dựng dự án khu dân cư và thương mại trên khu đất phát triển tại quận 2, Tp.HCM do đơn vị này sở hữu.
Không chỉ bó hẹp trong phân khúc nhà ở, các thương vụ vừa qua khá đa dạng với nhiều loại tài sản và loại hình bất động sản, trong đó có phân khúc tiềm năng là khu công nghiệp và logistics.
Trong quý II vừa qua, Sembcorp Infra Services (SIS – công ty con của Sembcorp Industries) đã ký kết thỏa thuận đăng kí cổ phần với CRE Asia. Theo đó, SIS sẽ tăng vốn cổ phần lên 20,5 triệu cổ phiếu phổ thông qua phát hành cổ phiếu phổ thông mới, và CRE Asia đồng ý đầu tư 6,2 triệu USD vào SIS để đổi lấy 6,2 triệu cổ phiếu phổ thông mới, hoặc 30% vốn mở rộng. Vốn mới từ CRE Asia và các khoản vay ngân hàng sẽ tài trợ cho việc phát triển thêm 30.000 m2 diện tích kho tại Việt Nam do SIS đầu tư.
M&A tiếp tục là xu thế thiết yếu
Bên cạnh sự gia tăng của nhà đầu tư nước ngoài, ngày càng có nhiều giao dịch mang dấu ấn của các nhà đầu tư trong nước. Cuối quý II, BLeisure Cayman đã thoái toàn bộ 32,5% số vốn góp vào Berjaya Việt Nam Financial Center Limited ("BVFC") cho Công ty Cổ phần Vinhomes và TCT du lịch Cần Giờ với khoảng chi phí được cân nhắc là 884,9 tỷ VNĐ (tương đương 38,4 triệu USD).
BVFC đang phát triển các dự án bao gồm tòa nhà văn phòng, khách sạn 5 sao, khu dịch vụ và trung tâm mua sắm trên mảnh đất rộng 6,64 ha tại quận 10, Tp.HCM...
Về khả năng nở rộ M&A trong năm 2018, JLL nhận định: Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào những chính sách khuyến khích đầu tư, chính trị ổn định và nền kinh tế tăng trưởng nhanh cũng như từng bước cải thiện tính minh bạch thị trường.
Do sự tập trung mạnh mẽ vào Việt Nam từ các nhà đầu tư trong khu vực, kỳ vọng các hoạt động M&A sẽ xác lập mức kỷ lục mới trong năm 2018. Theo nhận định của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM, trong lúc nguồn cung quỹ đất dự án thông qua việc chủ đầu tư bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, kế hoạch của VAMC thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu, trong đó, nhiều khoản nợ được bảo đảm bằng dự án bất động sản..., giúp thúc đẩy thị trường M&A phát triển mạnh hơn.
Trong khi đó, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Bộ phận đầu tư Savills cho rằng, với tầm nhìn một Việt Nam sở hữu nhiều cơ hội và tiềm năng, M&A sẽ tiếp tục là một hình thức mà đại đa số những nhà đầu tư sẽ dùng để tham gia vào thị trường, nhằm hiện thực hóa mục tiêu của họ.
M&A sẽ tiếp tục là xu thế thiết yếu khi thị trường dần trưởng thành hơn và các nhà đầu tư sẽ phải chứng tỏ bản lĩnh, kinh nghiệm, phong độ và cả đẳng cấp của mình để đạt được các cơ hội hợp tác, tham gia vào các thương vụ mới có giá trị và tiềm năng lớn.

Giá dầu thế giới tăng hơn 1%

Giá dầu thế giới tăng hơn 1% trong phiên giao dịch 29/8 với việc giá dầu Brent đứng ở mức cao nhất trong bảy tuần và giá dầu Mỹ tăng lên mức "đỉnh" trong ba tuần.
Kết quả này có được là do dự trữ xăng và dầu Mỹ ít đi và xuất khẩu dầu của Iran giảm bởi các biện pháp trừng phạt của Mỹ tác động đến khách mua.
Giá dầu thế giới tăng hơn 1%. Ảnh: Reuters
Khép phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 1,6% (1,19 USD) lên mức 77,14 USD/thùng, sau khi chạm mức 77,41 USD/thùng – mức cao nhất kể từ phiên 11/7. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đóng phiên này tiến 1,4% (98 xu Mỹ) lên mức 69,51 USD/thùng, sau khi đạt mức 69,75 USD/thùng – mức cao nhất kể từ phiên 7/8.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) mới đây công bố số liệu cho thấy dự trữ dầu của Mỹ giảm 2,6 triệu thùng trong tuần trước, nhiều hơn mức giảm dự đoán 686.000 thùng dầu được các nhà phân tích tham gia khảo sát của hãng tin Reuters đưa ra. Chủ tịch Lipow Oil Associates, Andrew Lipow, nhận định giá dầu phiên này nhận thêm sự hỗ trợ từ việc dự trữ dầu Mỹ giảm. Xuất khẩu dầu của Iran và Venezuela sụt giảm cũng hỗ trợ giá dầu trong phiên này, theo ông Lipow.

Xuất khẩu dầu thô và khí đốt ngưng tụ của Iran trong tháng 8/2018 được dự đoán giảm xuống dưới ngưỡng 70 triệu thùng lần đầu tiên kể từ tháng 4/2017, theo dữ liệu sơ bộ từ Thomson Reuters Eikon. Hiện rất nhiều khách hàng đã giảm lượng đơn đặt hàng từ Iran – nước sản xuất dầu lớn thứ ba của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) – trước ngày 4/11 khi các biện pháp trừng phạt của Mỹ có hiệu lực.

Tại Venezuela – nước chứng kiến sản lượng khai thác dầu giảm một nửa kể từ năm 2016, nhằm ngăn chặn đà giảm trong sản lượng dầu, Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Venezuela PDVSA ngày 28/8 cho biết đã ký một thỏa thuận đầu tư trị giá 430 triệu USD để gia tăng sản lượng thêm 640.000 thùng/ngày tại 14 mỏ dầu, mặc dù một số chuyên gia tỏ ra nghi ngại về khả năng thực hiện khoản đầu tư này trước tình hình bất ổn về kinh tế và chính trị của Venezuela.

Bank of America Merrill Lynch dự đoán nguồn cung toàn cầu có thể tăng cho đến cuối năm, một phần nhờ sản lượng khai thác dầu tăng tại các nước sản xuất dầu nằm ngoài OPEC là Canada, Mỹ và Brazil. Equinor của Na Uy cho biết công ty năng lượng đa quốc gia này lên kế hoạch phát triển các khu vực khai thác dầu mới tại Brazil và dự định nâng sản lượng từ mức 90.000 thùng dầu/ngày quy đổi hiện nay lên 300.000-500.000 thùng/ngày vào năm 2030.

Giá đồng bảng Anh (GBP) tăng mạnh và đồng Nhân dân tệ

Sáng nay giá USD ổn định, giá đồng bảng Anh (GBP) tăng mạnh và đồng Nhân dân tệ (CNY) giảm.
Giá đồng bảng Anh tăng mạnh. Ảnh: reuter
Tỷ giá ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại
Tại các ngân hàng thương mại sáng nay giá USD ổn định, giá đồng bảng Anh (GBP) tăng mạnh và đồng Nhân dân tệ (CNY) giảm.

Cụ thể, lúc 8 giờ 20 phút, tại Vietcombank giá USD được niêm yết ở mức 23.255 - 23.335 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với hôm qua.

Giá GBP cũng được ngân hàng này niêm yết ở mức 30.005,15 - 30.104,15 VND/GBP (mua vào - bán ra), tăng 375,37 đồng ở chiều mua và 381,39 đồng ở chiều bán so với cùng thời điểm sáng qua.
Tại BIDV, giá USD đang được niêm yết ở mức 23.255 - 23.335 VND/USD (mua vào - bán ra) không đổi so với hôm qua.
Giá GBP tại ngân hàng này cũng đang niêm yết là 30.018 - 30.497 VND/GBP (mua vào - bán ra) tăng 371 đồng ở chiều mua và 381 đồng ở chiều bán so với cùng thời điểm sáng qua.
Giá đồng CNY cũng được BIDV niêm yết ở mức 3.374 - 3.457 VND/CNY (mua vào - bán ra), giảm 10 đồng ở chiều mua và 8 đồng ở chiều bán so với cùng thời điểm sáng qua.
Tại Techcombank, giá đồng bạc xanh được niêm yết ở mức 23.235 - 23.340 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với hôm qua.
Giá GBP tại ngân hàng này đang niêm yết là 29.487 - 30.190 VND/GBP (mua vào - bán ra), tăng 128 đồng ở chiều mua và 124 đồng ở chiều bán bán so với cùng thời điểm sáng qua.
Giá đồng CNY cũng được ngân hàng này niêm yết ở mức 3.360 - 3.474 VND/CNY (mua vào - bán ra), giảm 9 đồng ở chiều mua và 10 đồng ở chiều bán so với cùng thời điểm sáng qua.
Tỷ giá trung tâm tăng 10 đồng
Tỷ giá trung tâm giữa VND và USD sáng 30/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 22.683 VND, tăng 10 đồng so với hôm qua.

Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.363 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.003 VND/USD.

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

Giá xăng dầu hôm nay (29/8) tăng bất chấp lo ngại tồn kho dầu Mỹ giảm chậm lại

Giá xăng dầu hôm nay (29/8) tăng trong bối cảnh thị trường chờ đợi dữ liệu nguồn cung xăng dầu của Mỹ. Trong khi đó, nhà đầu tư dự đoán tồn kho dầu thô sẽ giảm chậm lại.
Tại thời điểm 6h59 (giờ Việt Nam), giá dầu WTI và dầu Brent tăng lần lượt 0,1% và 0,17% lên 68,59 USD/thùng và 76,41 USD/thùng.
gia xang dau hom nay 298 dien bien trai chieu do nha dau tu du doan ton kho dau tho giam cham
Giá xăng dầu hôm nay (29/8) diễn biến trái chiều do nhà đầu tư dự đoán tồn kho dầu thô giảm chậm
Giá dầu hôm thứ Ba (28/8) giảm do nhà đầu tư dự đoán tồn kho dầu thô sẽ giảm chậm lại.
Tại Sàn giao dịch Hàng hóa New York, giá dầu WTI giao trong tháng 10 giảm 34 cent xuống 68,53 USD/thùng. Cùng lúc đó, tại Sàn giao dịch Liên lục địa London, giá dầu Brent giảm 0,29% xuống 76,31 USD/thùng.
Giá dầu thô giảm trong bối cảnh nhà đầu tư chú ý tới dữ liệu nguồn cung dầu thô Mỹ, được dự đoán sẽ giảm chậm hơn so với kỳ vọng.
Theo đó, thị trường dự đoán tồn kho dầu thô Mỹ tuần trước sẽ chỉ giảm 0,68 triệu thùng/ngày, thấp hơn nhiều so với mức giảm 5,8 triệu thùng tuần trước đó.
Giá dầu đồng thời chịu áp lực sau khi OPEC cho biết mức độ tuân thủ thỏa thuận thắt chặt sản lượng trong tháng 7 chỉ dừng lại ở 109%, thấp hơn mức 120% hồi tháng 6. Mục tiêu của các nước là giảm mức độ tuân thủ xuống còn 100% nhằm bù đắp lượng dầu bị thiếu hụt từ Iran do chịu tác động của lệnh trừng phạt từ phía Mỹ.
Giá xăng Mỹ lúc 7h00 ngày 29/8 (giờ Việt Nam) tăng 0,1% lên 1,97 USD/gallon.
Trong khi đó, giá xăng 95 Singapore giao tháng 9 lúc 16h21 ngày 27/8 (giờ địa phương) giảm 0,71% xuống 85,5 USD/thùng. Hợp đồng xăng 92 giao tháng 9 giảm 0,7% xuống 83,3 USD/thùng.

Dịch bệnh sẽ gây không ít ảnh hưởng đến việc giá heo


Thông tin gần đây cập nhật dịch bệnh heo đã gây không ít những thay đổi biến động trên thị trường cũng như trực tiếp ảnh hước các cuộc đàm phán thương mại.

Không thể dự đoán được với bất kỳ sự chắc chắn nào về sự lây lan của dịch bệnh, có thể xuất hiện những đợt bùng phát không thường xuyên với hiệu ứng quốc gia không đáng kể. Tuy nhiên, mật độ heo và quy mô chăn nuôi tại Trung Quốc tạo ra một rủi ro nghiêm trọng, ông Stuart nói.

Một đợt bùng phát trên diện rộng có thể dẫn đến việc tiêu hủy một lượng heo khổng lồ, và vì nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 3% tiêu thụ thịt heo của Trung Quốc, vì vậy chỉ cần 10% bị tiêu hủy sẽ có tác động đáng kể đến nhu cầu nhập khẩu.


Trung Quốc là quốc gia sản xuất, tiêu thụ và nhập khẩu thịt heo lớn nhất thế giới. Chính phủ đã tăng thuế đối với thịt heo từ Mỹ lên 37% trong tháng 4 và sau đó lên 62% vào tháng 7.

"Có vẻ như họ không cần Mỹ", ông Stuart nói. Ông cũng lưu ý rằng, Liên minh châu Âu (EU) là một nhà xuất khẩu lớn hơn, cung cấp khoảng 55% thị trường Trung Quốc, vì vậy tác động tiềm tàng từ dịch bệnh đối với đàm phán thương mại sẽ không diễn ra ngay lập tức.

"Tuy nhiên, khi bạn nhìn vào khả năng, nó có thể dẫn đến một kịch bản mà họ sẽ xem xét tăng thuế", ông nói thêm.

Giá xăng dầu hôm nay 28/8: Hư���ng đến chốt tháng ấn tượng

Giá xăng dầu hôm nay 28/8 đã có một phiên giao dịch tăng nhẹ và đang hướng đến những ngưỡng giá cao ngất ngưỡng cuối tuần này.
Giá xăng dầu hôm nay 28/8/2018, tính đến đầu giờ sáng, đang giao dịch ở ngưỡng:
Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 9): 68,86 USD/thùng – giảm 15 cent
Giá dầu Brent (giao tháng 9): 76,07 USD/thùng – tăng 24 cent
Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 9): 50.420 JPY/thùng – tăng 210 JPY
Giá xăng thành phẩm sàn Nymex: 208,98 USD/gallon – tăng 1,19 USD.
Giá xăng dầu hôm nay 27/8 đã có một phiên giao dịch tăng nhẹ và đang hướng đến những ngưỡng giá cao ngất ngưỡng cuối tuần này.
Giá xăng dầu vẫn lên nhẹ.
Tuần trước, giá dầu trên thị trường Mỹ ghi nhận tuần tăng đầu tiên trong 2 tháng gần đây. Nhà đầu tư quan tâm nhiều đến thông tin dự trữ dầu giảm trong bối cảnh sản lượng dầu từ Iran đang giảm dần. Theo nhận định của các chuyên gia trên thị trường năng lượng, giá dầu đang có động lực tăng khi đồng USD suy yếu.
Thông tin quan trọng nhất trong thời gian gần đây là việc các nước liên quan đã đạt được thỏa thuận về việc duy trì cắt giảm sản lượng dầu cho đến cuối năm 2018.
Việc kéo dài chiến dịch cắt giảm sản lượng dầu nhằm mục đích giành lại quyền kiểm soát thị trường toàn cầu từ ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ.
Bên cạnh đó, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết các công ty năng lượng của Mỹ đã cắt giảm chín giàn khoan dầu trong tuần vừa qua xuống 860 giàn, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 5/2016.

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Giá heo hơi hôm nay 27/8 có giá 49.000 đồng/kg đến 50.000



Giá heo hơi hôm nay 27/8 sẽ còn tiếp tục gia tăng hơn nữa? hay lại giảm sút vào cuối năm, tình hình cho thấy giá heo hơi hôm nay có không ít những biến động nhẹ.

Tại các tỉnh phía Bắc, giá heo hơi hôm nay tương đối ổn định và không có nhiều biến động về giá bán. Các tỉnh như Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương,... giá lợn hơi xuất chuồng đang dao động từ 50.000 đồng/kg đến 52.000 đồng/kg.

Ngoài ra, một số nơi khác như Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ,... đang có giá 49.000 đồng/kg đến 50.000 đồng/kg. Khu vực Hà Nội hiện giá heo hơi đang ở mức từ 51.000 đồng/kg đến 52.500 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay (27/8) biến động không đều

Giá heo (lợn) hơi hôm nay (27/8) tại miền Trung và Tây Nguyên tăng nhẹ vài nơi

Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên hôm nay có một số tỉnh tăng nhẹ khoảng 1.000 đồng/kg. Trong đó, Quảng Trị hiện đang có mức giá 52.000 đồng/kg đến 53.000 đồng/kg, tăng nhẹ so với hồi tuần trước.

Thừa Thiên Huế cũng đang có mức giá tốt đạt khoảng 51.000 đồng/kg, Bình Định, Lâm Đồng hiện dao động từ 48.000 đồng/kg đến 51.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay (27/8) tại miền Nam

Tại An Giang, giá heo hơi tăng từ 51.000 đồng/kg lên 52.000 đồng/kg, một số nơi khác cũng biến động nhẹ khoảng 500 đồng/kg đến 1.000 đồng/kg.

Giá gạo tăng cao, nguồn cung cạn kiệt có thể buộc Philippines cho phép nhập lậu gạo

Nguồn cung gạo tại Philippines vẫn thấp, mặc dù gạo từ Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) đã được phân bổ trên thị trường nội địa, khiến giá gạo thương mại duy trì ở mức cao.
Theo bà Olma Bayno, cán bộ thông tin của NFA, việc đưa gạo NFA vào thị trường đã không bình ổn được giá gạo thương mại.
"Có thể vì việc cung cấp (gạo NFA) đã bị trì hoãn và không đủ khiến giá gạo thương mại không bị ảnh hưởng, bất chấp sự có mặt của gạo NFA trên thị trường", bà Bayno nói.
Dựa trên báo cáo gần đây, cơ quan này nhận thấy, giá gạo thương mại đã tăng 1 - 2 peso/kg.
Bà Bayno cũng cho biết, nguồn cung gạo thương mại đang cạn kiệt.
"NFA đã kiểm tra kho của các thương nhân tư nhân ở Dumaguete, Bohol và Cebu vì cho rằng có thể đang diễn ra tình trạng tích trữ gạo. Tuy nhiên, dựa trên lượng tồn kho của chúng tôi, hiện họ có ít nguồn cung gạo thương mại", bà phát biểu.
Ngoài ra, bà nói thêm, lạm phát cũng góp phần làm tăng giá gạo thương mại.
gia gao tang cao nguon cung can kiet co the buoc philippines cho phep nhap lau gao
Ảnh: cebudailynews
Buộc phải cho phép gạo nhập lậu tràn vào thị trường
Vì nguồn cung thiếu hụt, kéo giá gạo tăng cao, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines, ông Manny Pinol, chính phủ có thể buộc phải cho phép nhập khẩu gạo trái phép ở Tawi-Tawi và Sulu.
Theo ông Pinol, sự thành công trong việc ngăn chặn gạo nhập lập đã dấn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung tại các khu vực Zamboanga, Basilan, Sulu and Tawi-Tawi (ZAMBASULTA).
"Đối với một tỉnh từ lâu nổi tiếng là điểm đến của gạo nhập lậu từ Malaysia, Tawi-tawi không bao giờ có vấn đề với nguồn cung gạo. Giá gạo tại đây được bán ở mức thấp, khoảng 34 peso/kg. Tuy nhiên, khi tuyến đường buôn lậu bị đóng cửa cách đây một tháng, người dân Tawi-tawi buộc phải xếp hàng để mua gạo với giá lên tới 100 peso/kg ngay sau ngày lễ Eid Al Fitr, đánh dấu sự kết thúc của tháng ăn chay", ông Pinol nói.
Tawi-Tawi nằm ở cuối phía tây của đất nước, ngay bên kia biên giới với Malaysia.
Trong nhiều thế hệ, giá hàng hóa ở hai tỉnh Sulu và Tawi-Tawi đã giảm vì các mặt hàng nhập lậu có chi phí thấp hơn so với mặt hàng được bán hợp pháp.
Ông Pinol cũng chỉ ra một trường hợp khác ở thành phố Zamboanga khi giá gạo đạt mức cao chưa từng có vì chính phủ thắt chặt việc kiểm soát gạo nhập lậu. Tuần trước, giá gạo tại đây đã lên tới 70 peso/kg, sau khi nguồn cung NFA cạn kiệt, buộc chính quyền địa phương phải tuyên bố tình trạng thiên tại.
Mặc dù cuộc khủng hoảng gạo đã được tuyên bố kết thúc tại thành phố Zamboanga với sự xuất hiện của nguồn gạo mới từ các hợp tác xã nông dân được Bộ Nông nghiệp ở Mindanao và NFA hỗ trợ, nguồn cung gạo tại Basilan, Sulu và Tawi-tawi vẫn rất hạn chế.
Trong khi đó, thời gian không có nhiều vì nguồn cung gạo của Tawi-tawi chỉ duy trì trong 15 ngày, còn Sulu chỉ có khoảng 10 ngày. Vì vậy, lựa chọn duy nhất của các quan chức địa phương là cho phép nối lại các hoạt động buôn lậu gạo trong khu vực, theo ông Pinol.
Ngoài ra, NFA cũng sẽ yêu cầu nhập khẩu thêm khoảng 500.000 tấn gạo, có thể duy trì đến tháng 12. NFA đã nhập khẩu 25.000 tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan đến cảng quốc tế Cebu hồi tháng 6 năm ngoái.
Tháng 2 năm ngoái, NFA đã ngừng cung cấp gạo NFA cho các nhà bán lẻ, do thiếu nguồn cung.