Trang

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

Reuters: Mỹ gạt bỏ đề xuất hạn chế xuất khẩu nông sản Mexico khỏi bàn đàm phán NAFTA

Hôm 19/8, một số nguồn tin từ Mexico cho biết, Mỹ đã loại bỏ yêu cầu gây tranh cãi, áp đặt hạn chế đối với xuất khẩu nông sản Mexico, khỏi các cuộc đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Cuộc đàm phán để điều chỉnh lại hiệp ước 24 năm đang bước vào giai đoạn quyết định và theo Bộ trưởng Kinh tế Mexico, ông Ildefonso Guajardo, các vấn đề song phương quan trọng giữa Mexico và Mỹ có thể được giải quyết vào giữa tuần này.
Phần lớn các cuộc đàm phán lại, đã diễn ra trong hơn một năm, tập trung vào việc điều chỉnh các quy tắc cho ngành công nghiệp ô tô. Chính phủ Mỹ muốn thay đổi những quy định này để cố đảm bảo các công nhân sản xuất Mỹ có nhiều việc làm hơn.
Một vấn đề khác đã được chính quyền ông Trump đề xuất là đưa ra hạn chế theo mùa đối với một số sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên, một quan chức cấp cao tại Hội đồng Nông nghiệp Quốc gia Mexico (CNA) cho biết, đề xuất này đã bị loại bỏ.
reuters my gat bo de xuat han che xuat khau nong san mexico khoi ban dam phan nafta
Ảnh: Reuters.
"Các đối tác Mỹ của chúng ta nói rằng ... Mỹ đã quyết định rút lại (đề nghị) từ danh sách", ông Mario Andrade, Phó chủ tịch CNA về thương mại quốc tế, nói.
Bộ Kinh tế của Mexico không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về những phát biểu của ông Andrade. Người phát ngôn của Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer không thể lập tức đưa ra bình luận.
Theo ông Andrade, động thái này theo sau nỗ lực vận động nhằm tìm ra bằng chứng cho thấy yêu cầu hạn chế"theo mùa" có lợi cho một phần nhỏ các nhà sản xuất nông nghiệp của Mỹ trong khi khiến nhiều nông dân Mỹ khác gặp rủi ro từ sự trả đũa của Mexico.
Việc thu hồi đề xuất về hạn chế mùa vụ sẽ cho phép các nhà đàm phán Mỹ và Mexico tập trung vào những vấn đề còn tồn đọng còn lại khi họ tiếp tục các cuộc đàm phán trong tuần này.
Các quan chức cho biết Canada, đã không tham gia vào các cuộc đàm phán mới nhất trong khi Mỹ và Mexico giải quyết sự bất đồng của họ, có thể sớm được yêu cầu trở lại bàn đàm phán.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét