Về phía nguồn cung, các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống Iran nhắm mục tiêu vào các sản phẩm năng lượng dự kiến sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 11/2018.
Phiên giao dịch ngày thứ Hai, giá dầu giao kỳ hạn tăng phiên thứ 3 liên tiếp. Phiên ngày thứ Hai là phiên giao dịch cuối cùng của giá dầu kỳ hạn tháng 9/2018. Lệnh trừng phạt của Mỹ chống Iran khiến cho thị trường thêm lo lắng về khả năng nguồn cung dầu toàn cầu bị hạn chế.
Trong tuần trước, những nỗi lo về nhu cầu dầu tại nhóm các nước mới nổi và Trung Quốc giảm đã tác động xấu đến thị trường, yếu tố này không khỏi khiến giá dầu có tuần giảm thứ 3 liên tiếp.
Việc dự trữ dầu tăng đột biến cũng tác động xấu đến giá dầu, cùng lúc đó, việc đồng USD mạnh lên cũng không khỏi ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng toàn cầu, đẩy giá xuống thấp hơn.
Khi thời gian cuối tuần dần đến, thị trường dầu phục hồi nhờ thông tin Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị nối lại các vòng đàm phán thương mại, dù vậy kỳ vọng về những bước đột phá trong quan hệ vẫn còn thấp.
Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn tháng 9/2018 tăng 52 cent tương đương 0,8% lên 66,43USD/thùng. Trong tuần trước, giá dầu kỳ hạn tháng 9/2018 giảm 2,5%.
Chuyên gia phân tích thị trường tại Price Futures Group, ông Phil Flynn, nhận xét giới đầu tư đang tập trung vào dầu kỳ hạn tháng 9/2018 bởi chênh lệch giữa giá dầu giao tháng 9 và tháng 10 khá lớn.
Thị trường London, giá dầu Brent kỳ hạn tháng 10/2018 tăng 38 cent tương đương 0,5% lên 71,21USD/thùng. Trong tuần trước, giá dầu Brent giảm 1,3%.
Những lo lắng về tác động từ cuộc khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ lên nhóm các thị trường mới nổi đã khiến cho thị trường hàng hóa thế giới tuần trước chịu nhiều cú sốc, các kim loại công nghiệp bị bán tháo hàng loạt. Chỉ số ICE Dollar, chỉ số đo biến động của đồng USD so với 6 loại tiền tệ lớn, lên mức cao nhất trong 14 tháng vào tuần trước bởi nhu cầu của nhà đầu tư với tài sản an toàn tăng cao.
Ngoài nỗi lo về thị trường mới nổi, thị trường cũng băn khoăn với hàng loạt dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc đang chậm lại. Căng thẳng thương mại với Mỹ tác động đến triển vọng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng như nhu cầu dầu.
Về phía nguồn cung, các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống Iran nhắm mục tiêu vào các sản phẩm năng lượng dự kiến sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 11/2018. Giới chuyên gia phân tích khẳng định rằng hiện chưa rõ bao nhiêu phần trăm dầu của Iran có thể chịu tác động bởi lệnh trừng phạt mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét