Bộ Du lịch Indonesia mới đây cho biết đang tập trung vào du lịch địa lý bằng cách đẩy nhanh sự phát triển của các công viên địa chất trong nước.
"Điều này sẽ giúp khách du lịch hiểu hơn về địa chất, địa mạo, văn hóa và đa dạng sinh học của Indonesia", trưởng nhóm tăng tốc địa vật lý của Bộ, ông Yunus Kusumahbrata chia sẻ. Bộ Du lịch cũng đã thiết lập ngân sách cho phát triển địa danh và địa chất năm 2018.
Được trao tặng danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu đầu năm nay, Rinjani-Lombokthu hút rất đông khách du lịch tới đây trải nghiệm và ngắm cảnh đẹp ngoạn mục. (Ảnh: Shutterstock)
Indonesia hiện có sáu công viên địa chất, trong đó có bốn công viên được liệt kê là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, cụ thể là Công viên địa chất Batur Bali vào năm 2012, Công viên địa chất Gunung Sewu Pantai Laut Selatan vào năm 2015, Công viên địa chất Ciletuh-Palabuhanratu tọa lạc ở Tây Java và Công viên địa chất Rinjani-Lombok năm 2018.
Ha công viên địa chất khác, gồm Công viên địa chất Kaldera Toba và Công viên địa chất Merangin Jambi được liệt kê là công viên địa chất quốc gia.
Hơn nữa, Indonesia đang có kế hoạch bổ sung thêm 10 công viên địa chất để trở thành công viên địa chất quốc gia và sau đó là UNESCO Global Geoparks. Trong số các ứng cử viên là Công viên địa chất Belitong và Công viên địa chất Ranah Minang. Ngoài ra còn có công viên địa chất nằm ở Raja Ampat ở Tây Papua, Maros Pangkep ở Nam Sulawesi, Núi Tambora ở Tây Nusa Tenggara và Bojonegoro đã được gửi làm ứng viên.
Tính đến tháng 7/2018, trên toàn thế giới đã có 140 công viên địa chất toàn cầu UNESCO tại 38 quốc gia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét