Trang

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

Bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam quý I/2021

Về cơ cấu nền kinh tế quý I/2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,71%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,45%; khu vực dịch vụ chiếm 42,20%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,64% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2020 là 11,66%; 35,86%; 42,82%; 9,66%).

  • Trên góc độ sử dụng GDP quý I/2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 4,59% so với cùng kỳ năm 2020; tích lũy tài sản tăng 4,08%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 17,01%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 16,38%.

    [Infographic] Bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam quý I/2021 - Ảnh 1.

    Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I/2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi. Năng suất lúa và sản lượng cây lâu năm đạt khá; đàn lợn tiếp tục đà hồi phục. Sản xuất lâm nghiệp phát triển, thị trường xuất khẩu các mặt hàng gỗ và lâm sản được mở rộng. Sản xuất thủy sản khả quan hơn so với cùng kỳ năm trước, giá cá tra và tôm thương phẩm có xu hướng tăng.

    [Infographic] Bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam quý I/2021 - Ảnh 2.

  • Xem thêm: https://vietnambiz.vn/infographic-buc-tranh-toan-canh-kinh-te-viet-nam-quy-i-2021-20210329093216402.htm

Thứ Ba, 16 tháng 3, 2021

Ngắm nội đô lịch sử Hà Nội trước giờ công bố quy hoạch

6 đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử bao phủ 4 quận gồm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng sắp được công bố.

Ngày 3/3 vừa qua, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã họp bàn và thống nhất về chủ trương giao Ban Cán sự đảng UBND TP chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ, ký ban hành 6 đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử.

6 đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử bao phủ diện tích hơn 2.700 ha tại 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, có ký hiệu là: H1-1 (A, B, C), H1-2, H1-3 và H1-4, tỷ lệ 1/2.000.

Những năm qua, có nhiều ý kiến cho rằng phần lớn do quy hoạch phân khu tại 4 quận nêu trên chưa được phê duyệt khiến các quận này phải chịu rất nhiều sức ép do đô thị hóa.

Bên cạnh đó, dân số tăng nhanh trong khi hạ tầng chưa phát triển theo kịp dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, thiếu không gian xanh...

Việc phê duyệt phân khu nội đô lịch sử sẽ làm căn cứ để triển khai đầu tư, xây dựng, phát triển đô thị cũng như bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa của Thủ đô.

Dưới đây là một số hình ảnh phân khu nội đô lịch sử trước thời điểm công bố quy hoạch:

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/ngam-noi-do-lich-su-ha-noi-truoc-gio-cong-bo-quy-hoach-20210314195856466.htm

1. Quận Ba Đình

Theo Cổng giao tiếp điện tử UBND TP Hà Nội, năm 1954, sau khi thủ đô Hà Nội được giải phóng, đến năm 1959, tên gọi Ba Đình được đặt cho một trong 8 khu phố nội thành. Ngày 31/5/1961, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập khu phố Ba Đình trên cơ sở sáp nhập các khu phố Trúc Bạch, Ba Đình và 3 xã nông nghiệp ngoại thành thuộc khu vực phía nam Hồ Tây. 

Thời kỳ này, Ba Đình được chia thành 50 khối; tháng 5/1968 sáp nhập thành 35 tiểu khu. Năm 1981, khu phố Ba Đình đổi thành quận Ba Đình gồm 15 phường. Thực hiện Nghị định 69/CP ngày 28/10/1995, các phường: Bưởi, Thuỵ Khuê, Yên Phụ chuyển sang thuộc quận Tây Hồ. 

Ngày 05/01/2005, Chính phủ ra Nghị định số 02/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới các phường: Ngọc Hà, Cống Vị, Ngọc Khánh và thành lập thêm 2 phường mới là Liễu Giai và Vĩnh Phúc.

2. Quận Đống Đa 

Ngày 20/4/1961, Quốc hội khóa II kỳ họp thứ 2 phê chuẩn việc mở rộng Thành phố Hà Nội. Ngày 31/5/1961, Chính phủ ra Quyết định 78/CP chia Hà Nội thành 4 khu phố và 4 huyện, Đống Đa được nhập thêm một số làng xã của huyện Thanh Trì (như Kim Liên, Phương Liệt) với diện tích 11,75km2, trở thành khu phố rộng nhất của nội thành, dân số 92.100 người. 

Ngày 21/12/1974, HĐND Thành phố quyết định thành lập các tiểu khu. Đống Đa gồm 48 tiểu khu, trong đó có tiểu khu Yên Lãng từ huyện Từ Liêm về. Tháng 12/1978, HĐND Thành phố quyết định sắp xếp lại các tiểu khu. Đống Đa còn 28 tiểu khu, đến năm 1980 số tiểu khu chỉ còn 24. Sau kỳ họp khóa 8 HĐND bàn việc phân cấp quản lý, ngày 10/6/1981 cấp hành chính khu phố đổi là quận, tiểu khu chuyển thành phường; theo đó quận Đống Đa có 24 phường. 

Ngày 13/7/1982, kỳ họp thứ 6 HĐND Thành phố khóa 8 đề nghị Quốc hội phê chuẩn lập 2 phường mới là Kim Giang và Thanh Xuân Bắc. Đến đây, quận Đống Đa gồm 26 phường với số dân là 344.558 người, nằm trên diện tích gần 16km2. Thực hiện Nghị định số 74/CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ về việc thành lập quận Thanh Xuân, theo đó quận Đống Đa chuyển 5 phường về quận Thanh Xuân. Lúc này quận Đống Đa có 21 phường và được duy trì đến nay.

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2021

Hà Nội 'mạnh tay' với dự án bỏ hoang, liệu Kinh Bắc có còn cơ hội làm tòa nhà cao tầng nhất Việt Nam?

Hiện nay, Việt Nam có 4 công trình hiện hữu cao trên 65 tầng, gồm: Tòa tháp Bitexco, Landmark 81 ở Sài Gòn; Keangnam, Lotte ở Hà Nội. Các công trình này lần lượt hoàn thành từ 2010 đến nay.

Trong giai đoạn này, có một dự án khác được nhiều người biết đến với kỳ vọng phá kỷ lục chiều cao của tất cả các tòa nhà nói trên, đó là Diamond Rice Flower (Khách sạn Diamond Rice) của Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC). 

Dự án có tên gọi cũ là Khách sạn Hoa Sen, hay Lotus hotel. Tuy nhiên, hơn một thập kỷ trôi qua kể từ thời điểm được giao đất năm 2010, doanh nghiệp của ông Đặng Thành Tâm vẫn chưa thực hiện "siêu" dự án này.

Diamond Rice Flower nằm ở một trong những vị trí đắc địa tại Hà Nội. Cụ thể, dự án nằm bên đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm; gần Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, chỉ cách tòa Keangnam khoảng 300 m. 

Vị trí này nằm trong quy hoạch Phân khu H2-2, thuộc khu vực nội đô Hà Nội mở rộng. Đoạn đường Phạm Hùng qua khu vực dự án là trọng tâm của Phân khu H2-2, nơi được định hướng xây dựng những công trình cao tầng, có kiến trúc độc đáo.

 "Đắp chiếu" hơn thập kỷ, từng bán đi mua lại

Theo thông tin từng được Kinh Bắc giới thiệu thì Diamond Rice Flower là tổ hợp gồm 1 tòa nhà 100 tầng (chiều cao khoảng 400 m) và 1 tòa cao 80 tầng (cao 320 m) và 1 tòa 15 tầng. Công trình do Foster and Partners, Vương Quốc Anh thiết kế với kiến trúc mang hình dáng của bông lúa.

Nếu được triển khai theo kế hoạch trên, Diamond Rice Flower sẽ vượt Landmark 81 tới 19 tầng để trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam.

Ban đầu, Diamond Rice Flower thuộc về một tập đoàn của Nhật Bản. Tuy nhiên, đầu năm 2009, tập đoàn này rút lui và dự án về tay Kinh Bắc. Tháng 1/2010, chủ đầu tư đã được giao đất để triển khai dự án. Tuy nhiên, cho tới nay, dự án vẫn chưa khởi công. Mảnh đất hơn 4 ha vẫn là mảnh đất trống, một số thời điểm được tận dụng dựng lán tạm bán hoa, cây cảnh...

Giữa năm 2017, Kinh Bắc đã chuyển nhượng Diamond Rice Flower cho Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh. Hơn hai năm sau đó,  Kinh Bắc đã chi ra gần 1.855 tỷ đồng để mua lại dự án này.

Địa phương đề xuất thu hồi

Cách đây ba ngày, HĐND TP Hà Nội đã có quyết định thành lập Đoàn giám sát để tái giám sát tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn.

Đoàn do bà Phùng Thị Hồng Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND thành phố làm trưởng đoàn, sẽ làm việc trực tiếp với các sở: Tài nguyên & Môi trường, Kế hoạch & Đầu tư, UBND các quận, huyện có dự án chậm triển khai và giám sát, khảo sát trực tiếp một số dự án chậm triển khai, chậm khắc phục vi phạm.

Trước đó, tháng 7/2018, HĐND TP đã có văn bản số 57 báo cáo kết quả giám sát về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai. Trong đó, HĐND TP tổng hợp từ báo cáo của 8 quận, huyện giám sát trực tiếp, báo cáo của Sở TN&MT thành phố và đã liệt kê ra rất nhiều dự án vốn ngoài ngân sách chậm triển khai.

Trong số các dự án chậm tiến độ này, có tên Khách sạn Hoa Sen của Kinh Bắc. Cụ thể, dự án của Kinh Bắc đã được giao hơn 4 ha đất từ đầu năm 2010. Tuy nhiên, hiện trạng vẫn là đất trống. Thời điểm đó, dự án cũng chưa có văn bản gia hạn thời gian thực hiện. Phương án đề xuất xử lý của địa phương đối với dự án này là thu hồi.  

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/ha-noi-manh-tay-voi-du-an-bo-hoang-kinh-bac-co-con-co-hoi-lam-toa-nha-cao-tang-nhat-viet-nam-vuot-ca-landmark-81-20210310180723316.htm

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2021

Tập đoàn Hòa Bình thắng kiện FLC

Thông tin từ Tập đoàn Hòa Bình, công ty đã chính thức thắng kiện Tập đoàn FLC, qua đó FLC phải thanh toán số tiền nợ 276 tỷ đồng liên quan đến hai hợp đồng thi công xây dựng.

CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã: HBC) vừa công bố đã thắng kiện CTCP Tập đoàn FLC (MÃ: FLC), buộc FLC phải thanh toán số tiền nợ 276 tỷ đồng.

Cụ thể, theo công văn đính kèm từ Công ty Luật TNHH ALB & Partners, đơn vị này đã tiếp nhận và giải quyết các hồ sơ tranh chấp giữa Hòa Bình và FLC liên quan đến hai hợp đồng thi công xây dựng công trình (gọi là Hợp đồng 57 và Hợp đồng 18).

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2021

Hải Phòng sẽ phá dỡ 150 chung cư cũ, xây mới 10 chung cư trị giá hơn 6.000 tỷ đồng

Các chung cư dự kiến xây dựng lại giai đoạn 2021 - 2025 gồm: Chung cư khu Vạn Mỹ, 311 Đà Nẵng, chung cư khu Lam Sơn, khu An Dương, khu Đồ Sơn,...

Giai đoạn 2026 - 2030 các chung cư dự kiến xây dựng lại và cải tạo, sửa chữa gồm chung cư Nguyễn Thái Học, khu Văn Đẩu, khu Lê Duẩn, cải tạo, sửa chữa cục bộ 37 chung cư cũ để tiếp tục sử dụng.

Sau khi thực hiện xong kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư trên TP, sẽ tạo ra quỹ nhà ở 8.810 căn, bảo đảm đáp ứng nhu cầu tái thuê, tái định cư với các hộ dân đang ở tại chung cư cũ hiện nay.

Hải Phòng sẽ phá dỡ 150 chung cư cũ, xây mới 10 chung cư trị giá hơn 6.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

Hai tòa chung cư HH3, HH4 được đầu tư xây dựng theo hình thức BT đã hoàn thành. (Ảnh: PLO).

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/hai-phong-se-pha-do-150-chung-cu-cu-xay-moi-10-chung-cu-tri-gia-hon-6000-ty-dong-20210306142647002.htm

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội (phần 4)

Đường Phú Hựu kéo dài đến ngõ 390 Nguyễn Văn Cừ

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Bồ Đề, quận Long Biên đáng chú ý có tuyến đường Phú Hựu kéo dài đến ngõ 390 Nguyễn Văn Cừ dài khoảng 290 m. Tuyến có điểm đầu ở nút giao Phú Hựu - Hoàng Như Tiếp, đoạn BV Đa khoa Tâm Anh. Đoạn đầu tuyến đến ngách 310/96 Nguyễn Văn Cừ đã thi công. Đoạn cuối đến ngõ 390 Nguyễn Văn Cừ đang thi công dở dang qua dự án Berriver Jardin.

Ba đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội (phần 4) - Ảnh 2.

Sơ đồ tuyến đường. (Nguồn ảnh: Google).

Ba đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội (phần 4) - Ảnh 3.

uyến có điểm đầu ở nút giao Phú Hựu - Hoàng Như Tiếp, đoạn BV Đa khoa Tâm Anh. Đoạn đầu tuyến đến ngách 310/96 Nguyễn Văn Cừ đã thi công.

Ba đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội (phần 4) - Ảnh 4.

Tuyến đi qua bên hông dự án chung cư Berriver Jardin.

Ba đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội (phần 4) - Ảnh 5.

Đoạn cuối tuyến kết thúc khi giao với ngõ 390 Nguyễn Văn Cừ.

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/duong-se-mo-theo-quy-hoach-o-phuong-bo-de-long-bien-ha-noi-phan-4-20210216080634296.htm

Dũng lò vôi nhiều năm liền chìm trong thua lỗ, vốn chủ sở hữu bị bào mòn

Ngoài CTCP Đại Nam (Đại Nam Corp), đại gia Dũng lò vôi còn sở hữu một hệ sinh thái các công ty bất động sản, xây dựng và dịch vụ khác nhau như Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Đại Nam (Xây dựng Đại Nam), Công ty TNHH Du lịch Đại Nam Thần Tiên, Công ty TNHH Hoàng gia Tân Định và Công ty TNHH MTV Tân Khai.


Ông được mệnh danh là một trong số những người giàu nhất Việt Nam. Nhiều người đồn đoán ông có thể đang sở hữu khối tài sản lên tới cả chục nghìn tỷ đồng nếu cổ phần hoá.


Vợ chồng đại gia Dũng lò vôi. (Ảnh: Vietnamnet).


Dẫu vậy, theo số liệu chúng tôi có được, Đại Nam Corp - hạt nhân trong hệ sinh thái nhà ông Dũng lò vôi, hoạt động trong các lĩnh vực như bất động sản, khu du lịch và KCN lại đang ghi nhận các khoản thua lỗ triền miên trong 5 năm trở lại đây.


Trước tình hình đó, tháng 5/2020, ông Dũng đã quyết định chuyển giao công việc làm ăn tại Đại Nam Corp cho người vợ thứ hai là bà Nguyễn Phương Hằng, còn mình chuyển sang viết sách và làm từ thiện.
Công ty sở hữu khu du lịch Đại Nam thua lỗ liên miên


Đại Nam Corp khởi công xây dựng khu du lịch Đại Nam từ năm 1999 và mất ròng rã 9 năm xây dựng để có thể mở cửa đón khách vào năm 2008. Theo giới thiệu dự án, tổng vốn đầu tư công trình này lên tới 6.000 tỷ đồng và bối cảnh được thiết kế hoàn toàn bởi ông Huỳnh Uy Dũng, ông chủ Đại Nam Corp lúc bấy giờ.


Nếu so với Đầm Sen hay Suối Tiên, những đơn vị có mô hình tương tự, quy mô của Lạc Cảnh Đại Nam lớn hơn gấp nhiều lần với diện tích lên tới 450 ha do có cả vườn thú, trường đua ngựa, đường đua F1,… Tờ Sài Gòn Giải Phóng số ra ngày 20/2/2018 đưa tin, trong dịp Tết Nguyên đán, mỗi ngày Khu du lịch Đại Nam đón tới hơn 40.000 lượt khách.
Xem thêm:

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

Điều chỉnh quy hoạch khu đô thị 10.000 tỷ của Xuân Cầu ở Hưng Yên

Tỉnh Hưng Yên sẽ điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị nhà vườn sinh thái tại huyện Văn Giang của Công ty TNHH Xuân Cầu.

Điều chỉnh quy hoạch khu đô thị nhà vườn sinh thái 10.000 tỷ tại huyện Văn Giang - Ảnh 1.

Phối cảnh dự án Khu đô thị nhà vườn sinh thái Văn Giang. (Ảnh: Báo Đầu tư).

Theo Kinh tế Đô thị, UBND tỉnh Hưng Yên vừa phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị Nhà vườn sinh thái trên địa bàn thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang.

Cụ thểphạm vi lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết được thực hiện trên địa bàn thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, gồm 2 khu: khu số 1 (nằm ở phía bắc đường quy hoạch vành đai 3,5) với diện tích khoảng 50,19 ha; khu số 2 (nằm ở phía nam đường quy hoạch vành đai 3,5), diện tích 148,17 ha. Quy mô dân số dự kiến khoảng 42.000 người.

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/dieu-chinh-quy-hoach-khu-do-thi-10000-ty-cua-xuan-cau-o-huyen-van-giang-20210303212426266.htm

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Minh Khai đáng chú ý có tuyến đường từ trụ sở UBND quận Bắc Từ Liêm

Nguồn: https://vietnammoi.vn/duong-se-mo-theo-quy-hoach-o-phuong-minh-khai-bac-tu-liem-ha-noi-phan-2-20210225075222334.htm

Những tuyến đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội đáng chú ý nhất.

Đường nối Phúc Lý - Văn Tiến Dũng

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm đáng chú ý có tuyến đường nối làng Phúc Lý với Văn Tiến Dũng. Đây cũng là tuyến đường từ Văn Tiến Dũng vào trụ sở mới của UBND quận Bắc Từ Liêm. Trên thực tế, tuyến đường này đã xây dựng chỉ còn một đoạn ngắn.



Sơ đồ tuyến đường. (Nguồn ảnh: Google).


Tuyến đường nối từ Văn Tiến Dũng vào làng Phúc Lý, đây cũng là tuyến đường vào trụ sở UBND quận Bắc Từ Liêm mới.



Đường từ trụ sở UBND quận Bắc Từ Liêm đến Tây Thăng Long

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Minh Khai đáng chú ý có tuyến đường từ trụ sở UBND quận Bắc Từ Liêm mới đến đường Tây Thăng Long dài khoảng 348 m. Tuyến có điểm đầu ở đường mục 1, đoạn giáp ranh với làng Phúc Lý. Tuyến kết thúc ở đường Tây Thăng Long đoạn cách nút giao Văn Tiến Dũng khoảng 500 m.

Giá xăng dầu hôm nay 3/3: Giá dầu dao động quanh mức thấp nhất trong hai tuần

Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất hai tuần trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (2/3) vì dự báo các nhà sản xuất trong nhóm OPEC+ sẽ nới lỏng thoả thuận hạn chế nguồn cung trong buổi gặp mặt vào cuối tuần này khi các nền kinh tế bắt đầu phục hồi từ khủng hoảng COVID-19.



Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 8h30 ngày 3/3/2021

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 7/2021

Tokyo

39.450

(0,43)

JPY/thùng

Giá dầu Brent

Giao tháng 5/2021

ICE

62,59

0,27

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 4/2021

Nymex

59,41

(0,57)

USD/thùng


Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất hai tuần trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (2/3) vì dự báo các nhà sản xuất trong nhóm OPEC+ sẽ nới lỏng thoả thuận hạn chế nguồn cung trong buổi gặp mặt vào cuối tuần này khi các nền kinh tế bắt đầu phục hồi từ khủng hoảng COVID-19.



Giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,5% xuống 59,75 USD, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 19/2. Dầu WTI đã giảm khoảng 6% kể từ ngày 25/2 khi chốt phiên ở mức cao nhất kể từ tháng 5/2019.

Giá tiếp tục giảm trong một thời gian ngắn sau khi dữ liệu từ Viện Dầu mỏ Mỹ cho thấy lượng dầu thô dự trữ tăng mạnh vào tuần trước, nhưng sự sụt giảm lớn hơn nhiều so với dự kiến của tồn kho các sản phẩm tinh chế đã giúp kìm hãm đà giảm. 

Đà tăng giá dầu đã kết thúc vì dự báo OPEC và các đồng minh, được gọi là OPEC+, sẽ sản xuất nhiều dầu hơn từ tháng 4, nới lỏng thoả thuận giảm sâu nguồn cung của năm ngoái. 

OPEC+, dự kiến nhóm họp vào thứ Năm (4/3), có thể thảo luận về việc cho phép đưa 1,5 triệu thùng mỗi ngày quay trở lại thị trường.

Công ty Dầu Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) nói với những người mua dầu châu Á rằng họ có kế hoạch tăng lượng dầu phân bổ trong tháng 4, theo các nguồn thạo tin. 

Bảng giá xăng dầu: https://vietnammoi.vn/chu-de/gia-xang-dau-hom-nay-242.htm

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

Các dự án Aqua City, NovaHills Mũi Né, Novaworld Hồ Tràm, Phan Thiết sẽ thúc đẩy lợi nhuận Novaland năm 2021

"Liều thuốc bổ" nới lỏng pháp lý

Theo cập nhật của doanh nghiệp, Novaland đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại hai dự án Tropic Garden (Quận 2 TP HCM, bao gồm 1.008 căn hộ với tổng diện tích 2,3 ha) và Lexington (Quận 2 TP HCM, bao gồm 1.312 căn hộ với tổng diện tích 2,1 ha). 

Các dự án này đã bị trì hoãn trong nhiều năm đến từ việc khó khăn và trì trệ trong khâu xác định tiền sử dụng đất. Do đó, VDSC nhận thấy các vấn đề pháp lý đang được giải quyết từng bước một theo chiều hướng tích cực.

VDSC: Vấn đề pháp lý khởi sắc tại các dự án trì trệ nhiều năm là 'thuốc bổ' cho Novaland trong 2021 - Ảnh 2.

Nguồn: VDSC tổng hợp từ Novaland.

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/vdsc-cac-du-an-aqua-city-novahills-mui-ne-novaworld-ho-tram-phan-thiet-se-thuc-day-loi-nhuan-novaland-nam-2021-20210302073212592.htm