Người dân huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) vận chuyển cây giống trồng rừng.
Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018
Tái cơ cấu nông nghiệp để phát triển bền vững
Người dân huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) vận chuyển cây giống trồng rừng.
Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018
Giá xăng dầu hôm nay (26/9) ch���ng lại sau 2 ngày tăng liên tiếp
22.350
92 Dự án bất động sản th�� chấp bằng tài sản
Theo danh mục 92 dự án bất động sản đang thế chấp tại ngân hàng do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội công bố mới đây thì Hải Phát và công ty thành viên thế chấp 3 dự án gồm Roman Plaza, Hà Nội Homeland và The Vesta.
đọc thêm https://giacaphetphcm24h.blogspot.com/2018/08/day-nha-khang-trang-mang-so-nh-nhung.html
Cụ thể, Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát và công ty thành viên của công ty này là Công ty CP Đầu tư Hải Phát Thủ đô đang thế chấp khá nhiều tài sản thuộc 3 dự án lớn mà chủ đầu tư này đang triển khai.
Dự án Tổ hợp Thương mại dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza (hiện có tên thương mại là Roman Plaza) thuộc phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hải Phát đang thế chấp bằng quyền sử dụng đất (đất xây dựng nhà ở thấp tầng: Thửa BT + LK1 +LK2 + LK3) và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (gồm 59 căn nhà ở thấp tầng). Theo chủ đầu tư giới thiệu, khu đất này có tổng diện tích xây dựng là 12.468m2. Trong đó, khu liền kề 1 có tổng số 15 căn, khu liền kề 2 có tổng số 13 căn và khu liền kề 3 có tổng số 11 căn.
Dự án Roman Plaza đang xây dựng.
Ngoài ra, cũng tại dự án này, Hải Phát còn thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là Công trình hỗn hợp cao tầng thuộc Dự án.
Theo chủ đầu tư giới thiệu, Dự án Roman Plaza gồm hai khối nhà 25 tầng nổi và 03 tầng hầm, với 804 căn hộ và duplex, khu thấp tầng với 39 căn liền kề, 4 căn biệt thự đơn lập và 16 căn biệt thự song lập. Tổng diện tích đất của dự án là 3,59ha, quy mô dân số 2.588 người. Tổng mức đầu tư 2.500 tỷ đồng. Hiện tại khối nhà cao tầng đã được cất nóc, đang trong giai đoạn hoàn thiện các công việc như trát bên trong và bên ngoài tòa nhà, lắp kính, hệ thống pccc…
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng để bán tại thửa đất có ký hiệu khu 1 đến khu 14 thuộc Lô đất No23 nằm dọc trục đường 5 kéo dài (đoạn cầu Chui – cầu Đông Trù), phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Hà Nội. Đây chính là khu đất đang được Công ty CP Đầu tư Hải Phát Thủ đô phát triển dự án Hà Nội Homeland.
Hải Phát đang thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (1.224 căn hộ).
Theo chủ đầu tư giới thiệu, đây là dự án khu nhà ở cao tầng có quy mô diện tích 17.101 m2, với mật độ xây dựng gần 40%. Dự án gồm 4 tòa tháp cao 18 tầng ( Tầng 1: Tầng thương mại dịch vụ; Tầng 2-18: nhà ở). Tổng số 1224 căn hộ.
Ngoài ra, Hải Phát cũng đang thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai dự án nhà ở Phú Lãm, quận Hà Đông, Hà Nội. Dự án do Công ty CP Đầu tư Hải Phát làm chủ đầu tư.
Đây chính là dự án nhà ở xã hội có tên thương mại là The Vesta. Theo chủ đầu tư, Dự án gồm 8 khối nhà chung cư cao 18 tầng với tổng số hơn 1900 căn hộ, có tổng mức đầu tư khoảng 2.300 tỷ đồng, quy mô dân số 3.909 người.
Bình An
Theo Trí thức trẻ
Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018
Giá xăng dầu hôm nay (25/9): Giá dầu Brent chạm đỉnh 4 năm
Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018
Áp dụng lãi suất cao cắt c�� để thu bộn tiền
Từ đầu năm đến nay, có thêm 2 công ty tài chính gia nhập thị trường là SHB Finance và Công ty Tài chính Tín Việt (Công ty Tài chính cổ phần xi măng đổi tên). Chưa kể, hàng loạt nhà đầu tư ngoại vẫn tiếp tục đổ vốn vào lĩnh vực này.
Theo các chuyên gia, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam vẫn rất hấp dẫn do dư địa phát triển còn rộng lớn, tỷ suất sinh lời cao. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của lĩnh vực này có biểu hiện chững lại. "Hiện dư nợ của các công ty tài chính tiêu dùng mới khoảng 90.000 tỷ đồng và tốc độ phát triển có dấu hiệu chậm dần", TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nói.
6 tháng đầu năm nay, tín dụng của các công ty tài chính chỉ tăng khoảng 4-5%, thấp hơn cả các ngân hàng thương mại. |
Quả thực, báo cáo tài chính của nhiều công ty tài chính lớn trên thị trường cho thấy, những năm trước đây, tín dụng của khối doanh nghiệp này thường tăng trưởng 2 con số, song 6 tháng đầu năm nay chỉ tăng khoảng 4-5%, thấp hơn cả các ngân hàng thương mại.
Chính vì tín dụng bị kìm hãm, khả năng sinh lời của các công ty này cũng giảm đáng kể. Đơn cử, lợi nhuận của FE Credit 6 tháng đầu năm nay chỉ còn chiếm 36% tổng lợi nhuận của ngân hàng mẹ VPBank, giảm đáng kể so với mức 50% của năm trước đó, chủ yếu do tín dụng chỉ tăng hơn 3%.
Theo phân tích của các chuyên gia, sau những tai tiếng xung quanh việc đòi nợ, áp lãi suất cao, liên kết với các công ty mỹ phẩm để "bẫy" khách vay…, uy tín của các công ty tài chính bị sút giảm. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng liên tục "dọa" thanh tra khối doanh nghiệp này do những bê bối xảy ra liên tiếp.
Rà soát tiêu chí thành lập công ty tài chínhTheo tôi, cần rà soát tiêu chí thành lập công ty tài chính theo hướng khuyến khích thành lập mới nhiều công ty, giúp lãi suất thị trường cạnh tranh hơn nữa. Ngân hàng Nhà nước nên "để mắt" đến lĩnh vực này, coi đây là bộ phận cấu thành quan trọng của thị trường tài chính, luật hóa chính sách trong lĩnh vực này để thúc đẩy thị trường phát triển an toàn, lành mạnh. TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội |
Chính vì vậy, thay vì tiếp tục phát triển nóng, các công ty này đã chững lại để siết chặt lại hệ thống, quản trị rủi ro tốt hơn, đồng thời gia tăng nền tảng khách hàng. "Đây là sự chững lại cần thiết, giúp các công ty tài chính phát triển an toàn, lành mạnh hơn, tạo niềm tin cho người tiêu dùng", TS. Nguyễn Đức Kiên nói.
Không chỉ các công ty tài chính, mà bản thân các ngân hàng cũng tỏ ra thận trọng hơn với thị trường này. Techcombank thậm chí còn bán cả công ty tài chính cho nhà đầu tư ngoại. Ông Nguyễn Lê Quốc Anh, Tổng giám đốc Techcombank cho biết, Ngân hàng không có định hướng chạy theo những lĩnh vực rủi ro. Đối với cho vay tiêu dùng, Techcombank chỉ cho vay theo dạng có tài sản thế chấp (cho vay mua nhà, mua xe).
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank thừa nhận, ngân hàng này đang chủ trương giữ tốc độ của FE Credit chậm lại và giảm bớt tỷ lệ đóng góp lợi nhuận của lĩnh vực này vào lợi nhuận hợp nhất của Ngân hàng.
Một biểu hiện khá thú vị của thị trường là trước đây, các công ty tài chính sẵn sàng cho vay các đối tượng rủi ro cao, miễn là áp dụng lãi suất cao. Tuy nhiên, hiện các công ty này đã vận dụng ngày càng nhiều hệ thống dữ liệu để lọc bớt những khách hàng có độ rủi ro quá lớn. Do đó, khả năng nợ xấu, cũng như tai tiếng lãi suất cắt cổ cũng đã giảm bớt.
Trước đó, việc áp lãi suất cao, cho vay bằng mọi giá của các công ty tài chính bị nhiều chuyên gia cảnh báo. Bởi lãi suất cao là một trong các nguyên nhân đẩy người vay vào nợ xấu. Đây cũng là lý do khiến Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát tốt chất lượng tín dụng tiêu dùng.
Khu Đông Sài Gòn với 3 quận 2, 9 và Thủ Đức chuẩn bị đón một loạt các dự án
Dự án Lancaster Eden
Khu biệt thự Lancaster Eden tọa lạc tại ngã ba Trần Lựu – Vũ Tông Phan, thuộc khu đô thị mới An Phú, quận 2, do Trung Thủy Group (TTG Holding) làm chủ đầu tư.
Với tổng diện tích 10.300m2, quy mô xây dựng của Lancaster Eden gồm 12 căn biệt thự với thiết kế khép kín. Thiết kế mỗi căn gồm 1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 2 tầng lầu và 1 sân thượng, với diện tích từ 484 – 766m2.
Dự án hiện đã được hoàn thành vào quý 2/2018, dự kiến bàn giao nhà cho cư dân vào quý 3/2018. Giá bán mỗi căn biệt thự Lancaster Eden từ 61 tỉ đồng/căn.
Dự án Dragon Village
Khu đô thị Dragon Village tọa lạc tại mặt tiền đường Nguyễn Thị Tự (còn gọi là đường 990), phường Phú Hữu, quận 9, do Công ty cổ phần địa ốc Phú Long làm chủ đầu tư.
Dự án được xây dựng trên khu đất rộng khoảng 21ha, được thiết kế với 609 căn nhà phố, biệt thự và 1.000 căn hộ. Trong đó, khu biệt thự Dragon Parc là 123 căn có diện tích đất là 160m2 và diện tích sàn xây dựng là 250m2.
Được chính thức ra mắt thị trường vào tháng 1/2018, các căn biệt thự Dragon Village có giá bán từ 4,5 tỉ đồng/căn. Chủ đầu tư dự kiến sẽ bàn giao nhà vào cuối năm 2018.
Dự án Victoria Village
Dự án Victoria Village tọa lạc ngay trung tâm hành chính quận 2, tiếp giáp với 4 mặt tiền đường Đồng Văn Cống, Trương Văn Bang, Lâm Quang Ky và Nguyễn Mộng Tuân.
Victoria Village có tổng diện tích 4,27ha, trong đó diện tích đất xây dựng nhà thấp tầng (biệt thự và nhà phố) rộng 2,44ha, diện tích đất xây công trình cao tầng chiếm 1,82ha. Victoria Village gồm 65 lô đất xây biệt thự (16 căn biệt thự đơn lập và 49 căn biệt thự song lập), 27 căn nhà phố và 4 block chung cư cao 24 tầng nổi cùng 1 tầng hầm tại mỗi block.
Các căn biệt thự đơn lập, song lập tại dự án có diện tích từ 160 – 394m2 (thiết kế gồm 1 trệt, 2 lầu).
Sự kiện giới thiệu sản phẩm biệt thự song lập và đơn lập của khu phức hợp Victoria Village do NovaLand làm chủ đầu tư đã diễn ra vào ngày 21/01/2018. Tại sự kiện này, đơn vị đầu tư đã công bố giá bán chính thức mỗi căn biệt thự Victoria Village khoảng từ 18 tỉ đồng/căn (diện tích 160m2).
Khối nhà thấp tầng tại tổ hợp Victoria Village dự kiến hoàn thành thi công vào cuối năm 2018, riêng khối nhà cao tầng đến khoảng quý 4/2019 mới hoàn thành xong.
Dự án Sol Villas
Khu biệt thự Sol Villas thuộc quần thể khu đô thị Phố Đông Village, nằm trải dài theo nhánh sông Rạch Chiếc, bao quanh là 2 trục đường Võ Chí Công (Vành Đai 2) và Nguyễn Thị Định, thuộc địa phận phường Cát Lái, quận 2.
Nền đất xây dựng dự án biệt thự Sol Villas có tổng diện tích 4,5ha, cung ứng cho thị trường 101 căn biệt thự, trong đó có 52 căn biệt thự phố vườn, 16 căn biệt thự song lập và 33 căn biệt thự đơn lập.
Mỗi căn biệt thự phố vườn có diện tích từ 120 – 183m2, biệt thự song lập từ 195 – 220m2 và biệt thự đơn lập từ 264 – 484m2.
Sau đợt mở bán đầu tiên vào cuối tháng 5/2018, chủ đầu tư tiếp tục tung ra thị trường loạt căn biệt thự có vị trí đẹp với mức giá bán các căn phố vườn khoảng từ 8,5 tỉ/căn; song lập trung bình 15,5 tỉ/căn và đơn lập nằm trong khoảng 18 – 35 tỉ/căn.
Chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần xây dựng Sài Gòn (SCC) vừa tổ chức khởi công xây dựng khu nhà biệt thự Sol Villa vào ngày 20/07/2018 vừa qua tại khu đô thị xanh Pho Dong Village, dự kiến đến giữa năm 2019 giai đoạn 2 này của khu đô thị Pho Dong Village sẽ hoàn tất thi công và bàn giao biệt thự hoàn thiện đến cư dân.
Đọc thêm: https://tintuchungkhoan.blogspot.com/2018/08/quy-mo-thi-truong-bs-viet-nam-van-o-muc.html
Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018
Giá xăng dầu hôm nay (21/9) gi���m sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump
22.050
Trái phiếu Chính phủ đang tr��� thành kênh đầu tư kinh tế.
Trong 7 tháng đầu năm 2018, giá trị giao dịch TPCP bình quân đạt 10.400 tỷ đồng/phiên. Ảnh: ST. |
Điều này đã góp phần giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào nguồn vốn huy động nước ngoài, giúp nợ công ngày càng được cải thiện theo hướng an toàn, bền vững hơn.
Kỳ hạn tăng gấp 3 lần
Từ trước năm 2015, mặc dù Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp về khung khổ pháp lý để phát triển nhưng thị trường TPCP vẫn phải đối mặt với một số vấn đề lớn. Trước tiên, thị trường TPCP có quy mô nhỏ, chỉ khoảng 13,84% GDP vào năm 2014; trong đó, các ngân hàng thương mại (NHTM) nắm giữ đến 79,7% thị phần. TPCP thời điểm này đa phần phát hành kỳ hạn dưới 5 năm dẫn đến kỳ hạn bình quân danh mục nợ TPCP có năm chỉ có 2,38 năm (cuối năm 2013), ảnh hưởng đến tính bền vững nợ công. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính thực hiện các giải pháp tái cơ cấu thị trường gắn với tái cơ cấu nợ công nhằm mục đích kéo dài kỳ hạn danh mục nợ TPCP, đa dạng hóa nhà đầu tư trên thị trường TPCP.
Kết quả đạt được đến nay khá khả quan khi kỳ hạn TPCP được kéo dài, các sản phẩm trái phiếu phát hành trên thị trường với nhiều loại kỳ hạn, cơ sở nhà đầu tư ngày càng đa dạng và mở rộng theo hướng giảm mạnh tỷ lệ nắm giữ của các NHTM. Tính đến cuối tháng 7/2018, tỷ lệ nắm giữ của các NHTM là 51,1% (giảm mạnh so với mức khoảng 79,7% năm 2014), tương đương với các nước trong khu vực là Singapore, Malaysia và thấp hơn Trung Quốc (khoảng 68%), Thái Lan (60%). Danh mục còn lại do các nhà đầu tư là Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, các công ty bảo hiểm, chủ yếu là bảo hiểm nhân thọ, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư khác nắm giữ. Đặc biệt, thời gian gần đây đã có một số nhà đầu tư đăng ký hoạt động ở nước ngoài cũng bắt đầu quan tâm đến thị trường TPCP Việt Nam, cụ thể trong năm 2017, Bộ Tài chính đã phát hành được khoảng 11.000 tỷ đồng TPCP kỳ hạn 20, 30 năm cho đối tượng này.
Một điểm đáng chú ý nữa là sản phẩm đã được đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, thúc đẩy giao dịch trên thị trường thứ cấp TPCP. Theo đó, bên cạnh sản phẩm trái phiếu truyền thống với lãi suất cố định đã phát triển thêm sản phẩm trái phiếu không trả lãi định kỳ, trái phiếu có kỳ trả lãi linh hoạt. Đồng thời, đã phát hành đa dạng các kỳ hạn từ 5 năm đến 30 năm để hình thành đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường trái phiếu. Sự đa dạng này giúp quy mô giao dịch trên thị trường thứ cấp tăng lên mức khoảng 9.000 tỷ đồng/phiên trong năm 2017; tăng mạnh so với mức khoảng 1.000 – 2.000 tỷ đồng/phiên trong giai đoạn 2011 – 2013. Trong 7 tháng đầu năm 2018, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 10.400 tỷ đồng/phiên.
Thời gian qua, Bộ Tài chính cũng đã chủ động phát hành TPCP kỳ hạn dài, đặc biệt là các kỳ hạn 15 năm, 20 năm, 30 năm nhằm vừa đáp ứng nhu cầu đầu tư của các quỹ bảo hiểm, vừa giúp kéo dài kỳ hạn bình quân của danh mục nợ TPCP, giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn và tăng tính bền vững nợ công. Cụ thể, kỳ hạn phát hành bình quân TPCP hàng năm đã đạt mức 12,74 năm trong năm 2017; 7 tháng đầu năm 2018 đạt mức 13, 16 năm; trong khi năm 2013 chỉ là 3,21 năm. Như vậy, kỳ hạn bình quân của danh mục nợ TPCP đã được kéo dài từ mức 2,38 năm vào thời điểm cuối năm 2013 lên mức 6,71 năm cuối năm 2017 và lên mức 6,73 năm vào thời điểm hiện nay.
Bên cạnh đó, căn cứ tình hình thị trường, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ để từng bước tái cơ cấu các loại trái phiếu có lãi suất phát hành cao trong thời gian trước đây, tái cơ cấu các loại trái phiếu có kỳ hạn ngắn thành các loại có kỳ hạn dài hơn thông qua các nghiệp vụ mua lại, hoán đổi trên thị trường. Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục thực hiện thường xuyên các nghiệp vụ này để tiếp tục cải thiện danh mục nợ TPCP.
Như vậy có thể thấy, TPCP ngày càng trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển của nền kinh tế. Việc cơ cấu lại thị trường về cơ sở nhà đầu tư, về kỳ hạn của danh mục nợ thông qua tập trung phát hành các trái phiếu dài hạn từ 5 năm đến 30 năm, sử dụng các nghiệp vụ tái cơ cấu, mua lại, hoán đổi đã làm cho danh mục nợ TPCP nói riêng và danh mục nợ công nói chung ngày càng được cải thiện theo hướng bền vững hơn. Xu hướng này cũng phù hợp với Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển thị trường vốn, từng bước giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn huy động nước ngoài nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình và đã tốt nghiệp IDA, kênh nhận vốn ưu đãi từ nhà tài trợ nước ngoài.
Rút ngắn thời gian phát hành, niêm yết
Tuy nhiên, có một thực tế rằng, mặc dù thị trường TPCP Việt Nam có sự phát triển nhanh trong thời gian qua nhưng so với tiềm năng của nền kinh tế và các nước trong khu vực, quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn còn nhỏ. Tính đến thời điểm tháng 7/2018, dư nợ thị trường trái phiếu Việt Nam là 39,9% GDP năm 2017, trong đó dư nợ thị trường TPCP là 29,2% GDP. Trong khi đó, tại thời điểm hiện tại, quy mô thị trường trái phiếu của Malaysia là 95% GDP (thị trường TPCP chiếm 49,7% GDP); Singapore là 81,1% GDP (thị trường TPCP chiếm 49,6% GDP), Thái Lan là 73% GDP (thị trường TPCP chiếm 53% GDP), Hàn Quốc là 124,6% GDP (thị trường TPCP chiếm 73,6% GDP), Trung Quốc là 68,8% GDP (thị trường TPCP chiếm 49,8% GDP).
Về thanh khoản của thị trường, tính chung 7 tháng đầu năm 2018, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 10,4 nghìn tỷ đồng/phiên, tăng 15% so với bình quân năm 2017. So với các quốc gia trong khu vực, giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp TPCP Việt Nam tương đương với giá trị giao dịch bình quân phiên của Thái Lan (khoảng 550 triệu USD/phiên - tương đương 12,6 nghìn tỷ đồng/phiên); tuy nhiên vẫn thấp hơn một số quốc gia như Hàn Quốc và Singapore (giá trị giao dịch bình quân vào khoảng 1,4 tỷ USD/phiên - tương đương khoảng 32 nghìn tỷ đồng/phiên).
Phân tích nguyên nhân, bà Phan Thị Thu Hiền - Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tài chính, Bộ Tài chính cho rằng: Việc quy mô thị trường TPCP Việt Nam vẫn còn nhỏ so với một số các quốc gia trong khu vực như trên là do sự phát triển của nền kinh tế còn ở mức độ thấp nên nguồn vốn tiết kiệm dài hạn từ các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí bắt buộc còn hạn chế, trong khi hệ thống các quỹ hưu trí tự nguyện đang bắt đầu hình thành. Hoạt động của nhà tạo lập thị trường chủ yếu tập trung trên thị trường sơ cấp, vai trò trên thị trường thứ cấp còn hạn chế. Hạ tầng kỹ thuật còn chưa theo kịp với tốc độ phát triển của thị trường thời gian qua.
Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1191/QĐ-TTg phê duyệt lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến 2030, trong đó đặt mục tiêu phát triển thị trường TPCP thành kênh huy động vốn cơ bản cho NSNN và trở thành thị trường chuẩn để phát triển thị trường tài chính. Để đạt được mục tiêu này, bà Hiền cho biết, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tập trung thực hiện nhiều giải pháp.
Trước tiên, đối với thị trường sơ cấp, việc phát triển các sản phẩm mới trên thị trường trái phiếu, vận hành thị trường chứng khoán phái sinh được ưu tiên bên cạnh phát hành đều đặn, liên tục các kỳ hạn để đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư và tiếp tục tái cơ cấu sản phẩm để tăng tính bền vững của danh mục nợ TPCP.
Đối với thị trường thứ cấp, Bộ Tài chính sẽ thực hiện các giải pháp nhằm tăng thanh khoản trên thị trường, tăng quy mô giao dịch. Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2018/NĐ-CP về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ trên thị trường chứng khoán. "Theo đó, trong năm 2019, chúng tôi sẽ tập trung phát triển nhà tạo lập thị trường với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ theo thông lệ quốc tế, thí điểm nghĩa vụ chào giá cam kết chắc chắn 2 chiều đối với nhà tạo lập thị trường nhằm thúc đẩy phát triển thị trường thứ cấp" - bà Phan Thị Thu Hiền nói.
Về giải pháp phát triển nhà đầu tư, Bộ Tài chính yêu cầu Bảo hiểm Xã hội tham gia mua, bán TPCP trên thị trường để tiếp tục cơ cấu lại nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu; phát triển cơ sở nhà đầu tư nước ngoài, quan tâm thu hút nhà đầu tư dài hạn; phát triển các quỹ hưu trí tự nguyện, các sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện.
Ngoài ra, việc hiện đại hóa công nghệ thông tin về hệ thống đấu thầu, đăng ký, lưu ký và niêm yết trái phiếu, phấn đấu rút ngắn thời gian từ khâu phát hành đến niêm yết trái phiếu từ T+2 xuống còn T+1 nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu sẽ được tiếp tục thực hiện để phát triển định chế trung gian và dịch vụ thị trường.
Ngân hàng thương mại mua TPCP không ảnh hưởng đến hoạt động cho vayVề mục đích, NHTM nắm giữ TPCP với 2 mục tiêu. Thứ nhất là mua và nắm giữ trái phiếu để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn vốn và sinh lời. Thứ hai là mua để kinh doanh trái phiếu khi có nguồn vốn nhàn rỗi nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Trong quá trình hoạt động, các NHTM luôn tuân thủ nghiêm ngặt các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của NHNN. Như vậy, việc nắm giữ TPCP của các NHTM vừa đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh vừa tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn nhàn rỗi trong phạm vi an toàn của NHNN. Bên cạnh đó, TPCP cũng là công cụ hỗ trợ để NHNN điều hành chính sách tiền tệ như thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, cho vay tái cấp vốn. Về số liệu, tại thời điểm cuối năm 2017, tỷ lệ đầu tư TPCP chiếm 7,28% tổng tài sản hệ thống ngân hàng, trong khi dư nợ tín dụng chiếm 65% tổng tài sản, tương đương 130% GDP. Như vậy, có thể khẳng định, việc mua TPCP của các NHTM không ảnh hưởng đến đến hoạt động cho vay. |
Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018
The Zen Residence - một tổ hợp căn hộ thông minh
The Zen Residence - một tổ hợp căn hộ thông minh nằm trong khu đô thị Gamuda Gardens toạ lạc ở cửa ngõ phía Nam Hà Nội, sở hữu những tiêu chí đem đến một cuộc sống trọn vẹn chưa từng có. Ngày 22/9/2018, tòa The Carlton - tòa tháp cuối cùng thuộc tổ hợp cao cấp này sẽ được chính thức ra mắt khách hàng cùng nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt
Bắt kịp xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0
Sự bùng nổ của Internet và cách mạng công nghiệp 4.0 đã dần thay đổi nhu cầu tiêu dùng của con người, mang lại những trải nghiệm mới mẻ ở mọi lĩnh vực. Bất động sản không nằm ngoài xu hướng đó với sự ra đời của sản phẩm căn hộ thông minh, ứng dụng tiện ích công nghệ, giúp cư dân được hưởng tiến bộ mới, bắt kịp với cuộc sống thời thượng, đẳng cấp.
Tại Hà Nội, nhắc đến căn hộ thông minh đầu tiên phải kể đến phân khu chung cư The Zen Residence thuộc khu đô thị Gamuda Gardens của chủ đầu tư Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam.
Ở dự án này, Gamuda Land Việt Nam đã áp dụng nhiều tính năng hiện đại của công nghệ 4.0 trong quản lý và vận hành căn hộ, giúp gia chủ thực sự làm chủ ngôi nhà của mình bằng sự hỗ trợ hoàn toàn của công nghệ. Tại mỗi căn hộ, chủ đầu tư đều lắp đặt thiết bị nhận diện hình ảnh, giúp cư dân nhận biết và tương tác với khách đến thăm.
Không chỉ dừng lại đó, việc đầu tư hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng được đặt lên hàng đầu. The Zen Residence có hệ thống cảm biến khói, báo cháy tiêu chuẩn quốc tế từ các thương hiệu lớn hàng đầu thế giới.
Chia sẻ về những tiện ích mang lại cho cư dân, đại diện chủ đầu tư Gamuda Land Việt Nam cho biết: "Công nghệ được áp dụng để mang lại cuộc sống tốt hơn, riêng tư và an toàn hơn cho con người, từ đó đem lại những trải nghiệm cao cấp cho khách hàng. Chúng tôi mong muốn được kiến tạo những dịch vụ tốt nhất bằng những sản phẩm hoàn mỹ, xứng đáng với đẳng cấp cho cư dân thủ đô".
Sống trong công nghệ 4.0 nhưng vẫn thanh bình, yên ả
Khái niệm căn hộ thông minh ngày nay đòi hỏi nhiều tiêu chí tiện ích hơn để phục vụ cuộc sống dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Tuy nhiên, để lựa chọn được một căn hộ thông minh theo đúng nghĩa thì không phải ai cũng rõ.
Theo nhiều chuyên gia, căn hộ thông minh theo thời đại 4.0 hiện nay không chỉ là các yếu tố về thiết kế thông minh và sử dụng nội thất linh hoạt, tiết kiệm không gian. Với những căn hộ công nghệ 4.0 hay căn hộ thông minh theo tiêu chuẩn mới này phải đảm bảo thêm các yếu tố như: không gian sống xanh, tiện ích về hạ tầng giao thông cũng như dịch vụ.
Tại The Zen Residence là tổ hợp căn hộ cao tầng cuối cùng được xây dựng trong khu đô thị sinh thái Gamuda Gardens Hoàng Mai. Toàn bộ khu gồm 3 tòa căn hộ cao từ 31 đến 35 tầng. Thiết kế căn hộ từ 1 đến 3 phòng ngủ với diện tích từ 52 đến 216m2.
Điểm lôi cuốn đầu tiên của The Zen Residence mang lại cho cư dân chính là màu xanh chủ đạo. Từ bên ngoài, khuôn viên cây xanh, khu dạo bộ, vườn thượng uyển trên tầng thượng, khu bể bơi vô vực, tiểu cảnh … được chủ đầu tư khéo léo thiết kế và bố trí hài hoà trong tổng thể toàn dự án tạo thành những điểm nhấn riêng biệt, mang tới cho cư dân nơi đây những không gian xanh mát, thoáng đãng và bình yên. Bên trong căn hộ, chủ đầu tư dành một diện tích thiết kế lô gia để gia chủ có thể bày trí khu vườn trang nhã của riêng mình.
Bên cạnh việc tạo ra khuôn viên xanh - sạch - đẹp cho cư dân, theo tiết lộ từ chủ đầu tư, The ZEN Residence được thiết kế theo phong cách ZEN yên bình, nhẹ nhàng của Nhật Bản. Các toà nhà chung cư được thiết kế giếng trời, xẻ khe giúp tăng độ thông thoáng cũng như tăng diện tích tiếp xúc ánh sáng tự nhiên ở tất cả các phòng, tạo không gian sống hòa hợp với thiên nhiên.
Còn gì tuyệt vời hơn khi mỗi buổi sáng hay khi chiều buông được đi dạo trên những con đường nội khu có những hàng cây xanh chạy dọc hai bên đường, nhẹ bước chân trên những thảm cỏ xanh mướt còn đọng giọt sương mai. Hay mỗi sớm mai thức dậy được nhìn ánh nắng ban mai bao trùm lấy căn phòng ấm áp.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư còn chú trọng mang đến tiện ích thời thượng bậc nhất cho gia chủ bên trong khối đế 5 tầng thông nhau giữa 3 toà nhà.
Chẳng hạn như bể bơi ngoài trời tiêu chuẩn Olympic, bể bơi bốn mùa trong nhà, bề bơi vô cực trên tầng 5, khu vui chơi giải trí cho trẻ em, phòng tậm gym, spa, club house, trung tâm thương mại, khu thể thao ngoài trời…
Để được tận hưởng không gian sống đẳng cấp thời thượng nhất, vấn đề lo ngại nhất của nhiều khách hàng chính là khoảng cách. Tuy nhiên, nằm ngay cửa ngõ phía Nam Hà Nội, The Zen Residence đã đập tan mối lo ngại đó. The Zen Residence chỉ cách hồ Hoàn Kiếm 6 km và khu phố cổ 25 phút đi xe. Những thượng đế của The Zen Residence có thể dễ dàng đến đây thông qua đường Tam Trinh, Quốc lộ 1A, 1B, đường Vành đai số 3, cầu Thanh Trì và đường vành đai số 4 trong tương lai.
Thị trường ngày 20/9: Giá d��u tiếp tục tăng gần 2%, giá sữa toàn cầu thấp nhất gần 2 năm
Đại diện Ngân hàng Nhà nư��c Chi nhánh TP HCM cũng nhìn nhận
Lướt qua một vòng các trang web cho vay tiền nhanh như doctordong, ATMonline, vaytieudung, SHA... Đều có những lời rao quảng cáo cho vay siêu nhanh, thủ tục đơn giản. Theo đó, người vay chỉ cần có chứng minh nhân dân và tài sản cầm cố là chiếc điện thoại sẽ đủ điều kiện vay. Các bước thực hiện gồm điền thông tin, ngay sau đó sẽ được xét duyệt và nhận được tiền qua tài khoản ngân hàng hoặc điểm giao dịch của bên cho vay. Về việc thanh toán, khách sẽ trả vào cuối kỳ tại bất kỳ điểm giao dịch nào của đối tác (theo quảng bá của trang web doctordong thì các đối tác của họ có Viettel, Paypoo, Momo, SCB...).
Chia sẻ về câu chuyện vay tiền trực tuyến này, chị Mai Thu, nhà quận Thủ Đức, TP HCM cho biết, do đang cần gấp khoảng tiền vài triệu đồng nhưng không mượn được ở đâu nên đã vào trang web doctordong để vay tiền nhanh.
Một trong những website cho vay trực tuyến. Ảnh chụp màn hình. |
Do lần đầu vay nên chị Thu chỉ được duyệt số tiền tối đa 2,5 triệu đồng trong thời gian tối đa 30 ngày (những người vay cũ sẽ được cấp hạn mức tối đa 10 triệu đồng). Và trang web cũng cho biết mức lãi suất áp dụng là 39% một tháng (tức sau một tháng, chị phải thanh toán tổng số tiền 3,48 triệu đồng nếu vay 2,5 triệu).
"Khi tôi hoàn tất khâu kê khai thông tin trên trang website, ngay lập tức nhận được tin nhắn xác nhận khoản vay đã được duyệt và họ cung cấp mã OTP để thực hiện giao dịch", chị Thu nói.
Tuy nhiên, theo chị Thu, khi làm xong thủ tục vay, lãi suất thực tế không như ban đầu mà bên công ty cho vay sẽ thu phí quản lý khoản vay 2% một ngày, còn trang web doctordong cho biết họ là đơn vị trung gian kết nối người vay và cho vay miễn phí nên không thu tiền.
"Thấy mức phí vay tính ra quá cao (2% một ngày, tức 60% một tháng, 720% một năm) và khác với thoả thuận ban đầu nên tôi không vay nữa. Thế là họ dùng lời lẽ rất khó nghe và bắt tôi phải vay hoặc nộp phạt nếu muốn kết thúc khoản vay. Vì sợ quá nên tôi không dám bắt điện thoại mỗi khi thấy số lạ gọi", chị nói.
Trong khi đó, trường hợp của anh Tống (quận Phú Nhuận) cũng vay trực tuyến trên một website với số tiền 1,5 triệu đồng. Anh không đóng lãi suất theo hợp đồng (19,9% một năm) cho công ty cho vay mà mỗi ngày anh phải đóng phí quản lý 2%, tức mỗi tháng là 60%. Theo đó, sau 10 ngày tất toán, anh phải trả tổng số tiền 1,8 triệu đồng (trong đó 1,5 triệu tiền gốc và 300.000 đồng tiền phí vay).
Trao đổi với VnExpress, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng phân tích, bản chất cho vay trực tuyến là loại hình cho vay ngang hàng Peer to Peer (Lending), vốn phổ biến tại một số quốc gia phát triển và có hành lang pháp lý rõ ràng. Về nguyên tắc, loại hình này luôn có một doanh nghiệp làm trung gian cung cấp công nghệ kết nối người cho vay và người vay. Bên cho vay và bên vay sẽ tự thỏa thuận lãi suất, doanh nghiệp trung gian chỉ thu phí dịch vụ.
"Điểm thuận lợi của loại hình này là cho vay số tiền từ rất nhỏ đến lớn. Thời gian giải quyết lại cực nhanh, chỉ vài phút nên đáp ứng được nhu cầu cần tiền gấp của nhiều người", ông nói.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, ông Hiếu cho rằng, loại hình này chưa có hành lang pháp lý rõ ràng để kiểm soát và quản lý, cũng như chưa được pháp luật công nhận nên bên cho vay có thể là những người lừa đảo, xã hội đen núp bóng dưới danh nghĩa đơn vị cho vay. Khi đó, họ tự ý biến tướng lãi suất bằng nhiều loại phí dịch vụ nhằm lách các quy định về lãi suất và bắt người vay phải chấp nhận.
Theo đó mà nhiều công ty cho vay dạng này không tính lãi theo lãi suất công bố mà chỉ thu phí quản lý khoản vay, như trường hợp trên là thu 2% mỗi ngày (60% một tháng, 720% mỗi năm). Như vậy, doanh nghiệp này đã né quy định của Luật Dân sự 2015 về lãi suất cho vay không quá 20% mỗi năm và quy định lãi suất không quá 100% một năm của Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Đặc biệt, Tiến sĩ Hiếu còn cho rằng các dạng vay này thường không có hợp đồng quy định rõ ràng nên họ có thể đẩy chi phí vay vốn lên trên 100%. Nếu người vay không chấp nhận, bên cho vay sẽ áp dụng thêm mức phạt thanh toán trễ hạn và thuê xã hội đen đòi nợ, trấn áp, đe doạ...gây hoang mang cho người vay và rối loạn an ninh trật tự.
Trước xu hướng phát triển nhanh và phức tạp của loại hình này, ông Hiếu kiến nghị cơ quan chức năng nên sớm vào cuộc để đưa ra các quy định pháp luật cụ thể (liên quan đến hợp đồng, lãi, phí, cách thức thu nợ, trả nợ...). Ngoài ra, cơ quan chức năng cần phải có đủ lực lượng để kiểm tra, kiểm soát loại hình này nhằm tránh xảy ra những biến tướng khó lường, gây rối loạn xã hội.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP HCM cũng nhìn nhận, doanh nghiệp cho vay trực tuyến với lãi suất vượt 20% một năm (theo quy định của Luật Dân sự 2015) là hoạt động tín dụng "đen". Mô hình này cũng làm nảy sinh một lực lượng đòi nợ thuê bất hợp pháp, thậm chí cả những công ty thu nợ được thành lập hợp pháp cũng bị cuốn vào vòng xoáy này.
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định "Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20% một năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác".
Thêm vào đó, Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định lãi suất cho vay gấp 5 lần mức lãi suất mà Luật Dân sự 2015 quy định thì bên cho vay đã cấu thành tội cho vay nặng lãi và sẽ bị các cơ quan chức năng truy cứu trách nhiệm hình sự.
nguồn: https://vietnambiz.vn/bung-phat-cho-vay-tien-truc-tuyen-lai-suat-720-moi-nam-86596.html