Trang

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Nguồn cung dự kiến tăng hơn 8%, Mỹ vẫn nhập khẩu thêm gạo

Nguồn cung gạo của Mỹ được dự báo sẽ tăng hơn 8% trong năm 2018 – 2019, chủ yếu là do diện tích gieo trồng và năng suất trung bình tại Arkansas (Mỹ) gia tăng, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Vậy vì sao Mỹ lại nhập khẩu thêm gạo?
Tiến sĩ Nathan Childs, chuyên gia kinh tế cấp cao về gạo tại Dịch vụ Nghiên cứu Kinh tế của USDA, cho biết cho tới vài năm trước, Mỹ nhập khẩu rất ít gạo, ngoại trừ gạo đặc biệt, cho thị trường người châu Á tại Mỹ. Tuy nhiên, mọi chuyện đang thay đổi.
"Chỉ vài năm trước, có vẻ như nhập khẩu khá ảm đạm, và có thể đã giảm nhẹ", ông Childs, nói.
"Tuy nhiên, chúng ta đang nhìn thấy sự khác biệt trong hai năm gần đây. Hoạt động nhập khẩu mạnh mẽ chắc chắn đã được ghi nhận. Không phải là gạo tấm. Mỹ thực sự nhập khẩu gạo tấm, nhưng thực tế loại gạo có khối lượng nhập khẩu tăng là gạo trắng".
Lượng lớn gạo nhập khẩu của Mỹ thường đến từ châu Á, với nguồn cung từ Thái Lan chiếm khoảng 60%, Ấn Đồ và Pakistan ít nhất là 20%. Nhập khẩu được dự báo sẽ đạt khoảng 28 triệu tạ năm thứ hai liên tiếp trong giai đoạn 2018 – 2019.
"Tôi cũng muốn chỉ ra, trong những năm gần đây, nguồn cung gạo từ Brazil sang Mỹ đã tăng. Dù không nhiều, có thể chỉ khoảng 30.000 tấn (trong giai đoạn 2017 – 2018). Tuy nhiên, trước đó nó chỉ từ 4.000 – 5.000 tấn.
Gạo xuất khẩu sang Brazil là gạo trắng. Một lần nữa, nếu tính theo thị phần, con số này thực sự không cao, khi Mỹ nhập khẩu có thể hơn 800.000 tấn gạo hàng năm. Và 30.000 – 40.000 tấn chỉ là một góc nhỏ trong đó. Mặc dù vậy, trước đó khối lượng nhập khẩu ở mức rất thấp".
nguon cung du kien tang hon 8 my van nhap khau them gao
Ảnh: Delta FarmPress.
Puerto Rico
Một vấn đề bất thường khác liên quan tới Trung Quốc và Puerto Rice, một phần của Mỹ nhưng chưa được hợp nhất với quốc gia này.
"Vài năm qua, Puerto Rico đã nhập khẩu gạo hạt trung từ Trung Quốc. Tuy nhiên, trong gần một thập kỷ, nhập khẩu của vùng này gần như bằng 0. Hiện, thống kê đang cho thấy, Puerto Rico đang thu mua gạo từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Khối lượng lớn gạo của Mỹ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang nằm tại Puerto Rico", ông Childs nói.
Theo USDA, nguồn cung gạo của Mỹ tăng chủ yếu do diện tích gieo trồng tại Arkanas gia tăng vì khối lượng nhập khẩu và nguồn hàng sẵn có để bán cho tương đương như năm ngoái (Arkansas chiếm khoảng 61% diện tích gieo trồng, 150.000 mẫu Anh, của Mỹ trong năm 2018).
"Mùa vụ gia tăng. Nguồn cung sẵn có đang giảm nhẹ. Nhập khẩu gần như không đổi. Điều này đã thúc đẩy mùa vụ lớn hơn. Lưu ý rằng xuất khẩu gạo của Mỹ được dự báo tăng 13%, với tiêu thụ nội địa cũng tăng trưởng ở mức tương đương. Tại sao xuất khẩu được dự báo tăng? Nguồn cung nhiều hơn, giá cạnh tranh hơn, và họ cần giải quyết số gạo đó".
Sự cần thiết của việc tăng xuất khẩu diễn ra tại thời điểm Mỹ đối mặt với cạnh tranh gia tăng về thị trường xuất khẩu chủ lực trong khu vực là Mexico và Trung Mỹ.
"Mỹ Latinh chiếm 60% xuất khẩu gạo của Mỹ. Có thể thấy Mexico, và phần còn lại của Trung Mỹ rất quan trọng đối với ngành gạo Mỹ", ông Childs cho biết.
Mặt khác, Mỹ Latinh chiếm 60% xuất khẩu gạo hạt dài của Mỹ.
"Vì vậy, nó càng trở nên quan trọng đối với Nam Mỹ, khu vực chủ yếu trồng gạo hạt dài. California, chủ yếu trồng gạo hạt trung, không xuất khẩu nhiều sang Mỹ Latinh".
Urugay và Guyana, hai nhà xuất khẩu gạo tương đối mới ở Nam Mỹ, đã tăng gần hai lần xuất khẩu sang Mexico trong năm 2017, và con số này sẽ còn tăng mạnh trong 2018.
"Tuy nhiên, vấn đề rắc rối nhất đó là xuất khẩu gạo trắng từ Brazil sang Mỹ tăng mạnh, đặc biệt ở vùng bờ biển phía Đồng, bắt đầu từ Floria và xuống tới miền Đông Nam".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét