Trang

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Giá thép xây dựng có thể giảm trong tháng 7?

Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt nhu cầu nội địa thép xây dựng có thể yếu hơn trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9 do tính thời vụ. Các nhà sản xuất thép sẽ giảm giá bán trong tháng 7 trước khi điều chỉnh cho các tháng tiếp theo do sự tăng lên của giá nguyên liệu.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm

Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tiêu thụ thép đã tăng trưởng tích cực trong tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ trong các mảng chính. 

Sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm, bao gồm thép xây dựng, tôn mạ và ống thép tăng 22% cùng kỳ năm ngoái, trong đó sản lượng tiêu thụ nội địa tăng 11%. 

Tăng trưởng xuất khẩu thép thành phẩm thậm chí còn ấn tượng hơn khi đạt 73% cùng kỳ năm ngoái

Giá thép xây dựng hôm nay 30/6: Thép thanh tăng vượt mức 5.100 nhân dân tệ/tấn - Ảnh 3.

VDSC nhận định: "Điều này cho thấy ngành thép Việt Nam đang nắm bắt tốt các cơ hội từ nhu cầu phục hồi ở các nước nhờ chi phí sản xuất cạnh tranh và khả năng sản xuất ổn định bất chấp đại dịch".

Trong mảng thép xây dựng, sản lượng bán hàng tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2021, nhưng nhu cầu nội địa có thể yếu hơn trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9 do tính thời vụ, giá bán cao và tác động tiêu cực của COVID-19. 

VDSC nhận định: "Chúng tôi kỳ vọng các nhà sản xuất thép sẽ giảm giá bán trong tháng 7 trước khi điều chỉnh cho các tháng tiếp theo do sự tăng lên của giá nguyên liệu".

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-thep-xay-dung-co-the-giam-trong-thang-7-20210630165011447.htm

Hai siêu dự án tại Cần Giờ và Hạ Long có thể mang về bao nhiêu tiền cho Vinhomes?

 CTCP Vinhomes mới đây thông tin sẽ ra mắt hai siêu dự án Hạ Long Xanh tại TP Hạ Long, Quảng Ninh và Vinhomes Long Beach Cần Giờ trong hai năm tới, sớm hơn đáng kể so với dự báo của một số công ty chứng khoán trước đó.

Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh (Green Ha Long) tại Quảng Ninh và Vinhomes Long Beach Cần Giờ tại TP HCM là hai trong những siêu dự án tỷ USD trên thị trường bất động sản được giới đầu tư mong chờ nhất trong những năm tới.

Việc Vinhomes bất ngờ công bố chuẩn bị ra mắt hai siêu dự án trên trong vòng hai năm tới là sớm hơn đáng kể so với thời gian mà một số công ty chứng khoán dự báo trước đó, trong đó có Chứng khoán Bản Việt nhận định năm 2025 mới là thời điểm ra mắt hai siêu dự án Cần Giờ và Hạ Long Xanh.

Cập nhật mới nhất về tình hình triển khai hai dự án trên, Vinhomes Cần Giờ hiện đang trong quá trình cải tạo đất, dự kiến hoàn thành giai đoạn cải tạo trong khoảng hai năm. Đối với dự án Hạ Long Xanh, Vinhomes dự kiến nhận được sự chấp thuận của Chính phủ vào cuối năm nay và sẽ ra mắt dự án tại Hạ Long vào năm 2022. 

Hai siêu dự án tại Cần Giờ và Hạ Long có thể mang về bao nhiêu tiền cho Vinhomes? - Ảnh 1.

Nguồn: VNDirect ước tính.

Chứng khoán VNDirect ước tính dự án Cần Giờ sẽ cung cấp khoảng 48.150 căn thấp tầng và 15.640 căn hộ ra thị trường trong những năm tới, dự kiến mang về cho Vinhomes hơn 660.000 tỷ đồng (28 tỷ USD) doanh số. 

Dòng tiền thuần mà dự án mang lại theo định giá của Chứng khoán MB là gần 60.900 tỷ đồng (2,6 tỷ USD).

Còn tiếp...

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

Xuất khẩu gỗ có thể vượt mục tiêu năm 2021?

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sẽ vượt mục tiêu đề ra

Đại dịch COVID-19 bùng phát, gây ảnh hưởng mạnh đến hàng loạt chuỗi cung ứng hàng hóa trên thị trường thế giới, trong đó có ngành chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam. Tuy nhiên, bất chấp diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và đồ gỗ Việt Nam vẫn rất khả quan.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/go-65.htm

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 5 đạt trên 1,41 tỷ USD, tăng nhẹ 1,2% so với tháng 4 nhưng tăng mạnh trên 82% so với tháng 5/2020. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu nhóm hàng này đạt 6,63 tỷ USD, tăng mạnh 62% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Xuất khẩu gỗ tăng trưởng vượt mong đợi, ước đạt 16 tỷ USD trong năm nay - Ảnh 1.

(Nguồn: Tổng cục Hải quan. Tổng hợp: Như Huỳnh).

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, đơn hàng cho các tháng còn lại của năm 2021 tiếp tục tăng, phần lớn doanh nghiệp ngành gỗ đã nhận được các đơn hàng cho tới cuối năm 2021, ước tính đơn hàng tăng 30% so với năm 2020.

Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, chiếm gần 85% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Chia sẻ với người viết, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ TP HCM (Hawa) cho biết: "Tốc độ tăng trưởng những tháng qua của ngành gỗ phụ thuộc khá lớn vào nhu cầu của thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU phục hồi đã góp phần cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành hàng".

Theo phân tích của Bộ Công Thương nhu cầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tại thị trường Mỹ tiếp tục tăng cao và có xu hướng tiêu dùng thay đổi để thích ứng với tình hình mới. 

Nhu cầu các sản phẩm nội thất sẽ tăng để đáp ứng yêu cầu làm việc tại nhà. Cùng với đó là việc thị trường nhà ở Mỹ đang có xu hướng phát triển mạnh khi Chính phủ cho vay lãi suất thấp.

Bên cạnh đó, lợi thế từ Hiệp định EVFTA giúp ngành gỗ Việt Nam gia tăng sức cạnh tranh về giá so với các sản phẩm cùng loại với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường EU.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/xuat-khau-go-co-the-vuot-muc-tieu-nam-2021-20210624115155646.htm

Bất động sản hàng hiệu được dự báo là triển vọng cho thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm

 Bất động sản hàng hiệu (Branded Residences), bất động sản nghỉ dưỡng, BĐS công nghiệp và văn phòng được Savills dự báo là những xu hướng triển vọng cho thị trường nửa cuối năm 2021.

Những điểm sáng của thị trường 6 tháng đầu năm 2021

6 tháng đầu năm nay, thị trường bất động sản tại Việt Nam có những dấu hiệu phục hồi nhờ một số dự án nhà ở và văn phòng chất lượng cao được ra mắt, cùng nhu cầu văn phòng cao cấp giữ đà tăng. Bất động sản công nghiệp và lĩnh vực bán lẻ cao cấp tiếp tục nhận được quan tâm và đầu tư. 

Đồng thời, dù khan hiếm nguồn cung, giá nhà chung cư vẫn tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2021. Tại Hà Nội, dữ liệu của Savills cho thấy trong quý I, thị trường có khoảng 3.900 căn hộ mới từ 3 dự án mới, và giai đoạn tiếp theo của 10 dự án được ra mắt, giảm 29% theo quý và 19% theo năm. 

Branded Residences được dự báo là triển vọng cho thị trường bất động sản nửa sau năm 2021 - Ảnh 1.

6 tháng đầu năm nay, thị trường bất động sản tại Việt Nam có những dấu hiệu phục hồi. (Ảnh: Hạ Vũ).

Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội nhận định, hiện tượng tăng giá vừa qua phản ánh đúng niềm tin của nhà đầu tư, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh tích cực trong thị trường.

Còn tiếp...

Chương Mỹ, Hà Nội đấu giá 26 thửa đất, khởi điểm 8,2 triệu đồng/m2

Các thửa đất có diện tích từ 68,2 đến 116 m2, khởi điểm 8,2 triệu đồng/m2, đặt trước từ 100 - 180 triệu đồng/thửa. Tổng diện tích 26 thửa đất là 2.132 m2. 

Chương Mỹ, Hà Nội đấu giá 26 thửa đất, khởi điểm 8,2 triệu đồng/m2 - Ảnh 1.
Chương Mỹ, Hà Nội đấu giá 26 thửa đất, khởi điểm 8,2 triệu đồng/m2 - Ảnh 2.

Thông tin chi tiết về 26 thửa đất mang ra đấu giá. (Ảnh chụp màn hình).

Thời gian đăng ký tham gia đấu giá và bán, thu hồ sơ từ 24/6 đến 17 giờ ngày 20/7. Thời gian nộp tiền đặt trước từ 20/7 đến 15 giờ ngày 21/7.

Người tham gia đấu giá có thể đăng ký và đến xem trực tiếp thực địa trong 2 ngày 1 và 2/7. Ngoài thời gian trên, khách hàng có thể tự đi thăm thực địa khu đất hoặc có thể liên hệ Ban Quản lý dự án và tổ chức đấu giá để tìm hiểu thông tin.

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/chuong-my-ha-noi-dau-gia-26-thua-dat-khoi-diem-82-trieu-dong-m2-20210624180707933.htm


Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

Giá nhà neo cao, lượng mua vẫn tăng trên toàn cầu bất chấp đại dịch

 Bất chấp ảnh hưởng do Covid-19, tại nhiều thành phố lớn trên thế giới, giá bất động sản được Savills ghi nhận tiếp tục neo cao, từ 3,6%, đồng thời lượng giao dịch nhà ở cũng ở mức cao, có nơi lên đến 104%.

Theo ghi nhận của Savills, trong tình hình kinh tế bất ổn do những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thị trường nhà ở trên thế giới đã vẫn có những hoạt động khả quan.

Năm 2020, giá nhà ở tại Auckland (Úc) đã tăng 19%, ở Seattle tăng 14% và ở Berlin tăng 11%. Savills nhận định rằng chìa khóa cho khả năng phục hồi và tăng trưởng của bất động sản trong tương lai là sự kết hợp giữa chính sách của chính phủ và các biện pháp tài chính của ngân hàng trung ương.

Tại nhiều thành phố lớn trên thế giới, giá bất động sản được Savills ghi nhận tiếp tục neo cao, từ 3,6%, đồng thời lượng giao dịch nhà ở cũng ở mức cao, có nơi lên đến 104%. 

Thị trường Việt Nam

Tại Việt Nam, Savills dành sự quan tâm cho thị trường Hà Nội. Giá thứ cấp biệt thự và nhà liền kề tại thủ đô tăng trung bình 7%/năm và giá thứ cấp căn hộ tăng trung bình 4%/năm.

Theo ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, vào quý I, nguồn cung biệt thự và nhà liền kề tại Hà Nội tăng phần lớn tại khu vực phía tây gồm các quận Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng, chiếm 83% nguồn cung mới.

Với quỹ đất dồi dào và cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, các chủ đầu tư hiện tập trung phần lớn vào việc phát triển các bất động sản tại khu vực phía tây thành phố.

Thị trường cũng ghi nhận nhu cầu gia tăng cho dự án dân cư diện tích lớn đi kèm các tiện ích sinh hoạt đi kèm không gian xanh. Đặc biêt là các dự án có quy hoạch rõ ràng, chú trọng hơn tới môi trường sống, cung cấp đa dạng tiện ích giải trí, thể thao tích hợp không gian xanh.

Trong tương lai, các dự án nhà ở có thương hiệu sẽ dần được giới thiệu tới thị trường Hà Nội. Tâm lý mua nhà tại thị trường Việt Nam cũng tương tự nhiều thị trường khác trên thế giới: nhà đầu tư tìm kiếm sản phẩm có chất lượng xây dựng tốt, được quản lý vận hành chuyên nghiệp, và khả năng thương mại hóa tốt, từ đó sản phẩm có thể mang lại lợi ích kinh tế hấp dẫn cho chủ sở hữu.

Ngoài ra, ông Matthew Powell cũng cho rằng, bất động sản nhà ở tại một vài tỉnh lân cận Hà Nội như Ninh Bình, Bắc Ninh, Thanh Hóa bắt đầu phát triển nhờ lợi thế về cơ sở hạ tầng, sự phát triển của bất động sản công nghiệp, gia tăng vốn sở hữu cá nhân và khoảng cách không quá xa thủ đô.

Giá nhà neo cao, lượng mua vẫn tăng trên toàn cầu bất chấp đại dịch - Ảnh 1.

Giá nhà neo cao, lượng mua tăng trên toàn cầu bất chấp đại dịch. (Ảnh: Tạp chí Tài chính).

Còn tiếp...

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

Loạt dự án giao thông nghìn tỷ nào được triển khai tại Hải Dương từ nay đến 2025?

 Trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Hải Dương triển khai xây dựng 21 công trình giao thông trọng điểm với tổng vốn đầu tư khoảng 5.150 tỷ đồng. Dự án lớn nhất trong số này là đầu tư xây dựng đường trục Đông – Tây 1.500 tỷ đồng đi qua các huyện Thanh Miện, Ninh Giang và Tứ Kỳ 1.500 tỷ đồng.

Tại kỳ họp thứ 15 khóa XVI, HĐND tỉnh Hải Dương đã quyết nghị thông qua kế hoạch phân bổ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 của địa phương. Theo đó, dự kiến tổng kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Hưng Yên là 22.340,5 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung 4.115,5 tỷ đồng; thu sử dụng đất 18.000 tỷ đồng; thu xổ số kiến thiết 225 tỷ đồng.

Loạt dự án giao thông trọng điểm nghìn tỷ nào được triển khai tại Hải Dương đến năm 2025? - Ảnh 1.

TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam).

Trong lĩnh vực giao thông, giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Hải Dương có 21 dự án giao thông được triển khai với tổng vốn đầu tư khoảng 5.150 tỷ đồng.

Lớn nhất trong số các dự án này là công trình xây dựng tuyến đường trục Đông – Tây với tổng vốn đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn đề nghị Trung ương hỗ trợ 1.000 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh khoảng 500 tỷ đồng.

Theo tờ trình của UBND tỉnh Hải Dương đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án này, tuyến đường có điểm đầu giao cắt đường tỉnh 392C, tiếp giáp và kết nối với cầu vượt sông Chanh (do tỉnh Hưng Yên đầu tư) thuộc địa phận xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện. Điểm cuối giao cắt với đường tỉnh 391 tại xã Cộng Lạc, huyện Tứ  Kỳ.

Còn tiếp...

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021

Xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc đột ngột giảm mạnh

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu dầu thô trong tháng 5 đạt gần 253 nghìn tấn, giá trị gần 130,5 triệu USD, tăng 27,5% về lượng và tăng 32% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/dau-mo-60.htm

Lũy kế 5 tháng đầu năm, xuất khẩu dầu thô đạt gần 1,3 triệu tấn, trị giá gần 622 triệu USD, giảm hơn 39% về lượng, giảm hơn 10% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.

Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu dầu thô từ Việt Nam trong tháng 5 - Ảnh 1.

Lượng, giá trị xuất khẩu dầu thô từ tháng 5/2020 đến tháng 5 (Số liệu: Tổng Cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Trong 5 tháng đầu năm, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan là 3 thị trường nhập khẩu dầu thô chính của Việt Nam, chiếm 76% tổng sản lượng xuất khẩu dầu thô của cả nước.

Đáng chú ý, trong tháng 4, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dầu thô lớn nhất của Việt Nam, chiếm 31% tổng sản lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, sang tháng 5, lượng dầu thô xuất khẩu sang Trung Quốc đột ngột giảm mạnh, chỉ đạt gần 3.000 tấn, giảm hơn 13 lần so với tháng 4.

Lũy kế 5 tháng, xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc đạt gần 319,5 nghìn tấn, tương đương gần 153 triệu USD, giảm hơn một nửa về lượng, giảm 32% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 25% tổng sản lượng xuất khẩu dầu thô của cả nước.

Xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc đột ngột giảm mạnh - Ảnh 2.

Lượng, giá trị xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc liên tiếp giảm mạnh tháng 1 - 5 (Số liệu: Tổng Cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh. ĐVT: lượng : tấn, giá trị: USD )

Vượt Trung Quốc, Singapore trở thành quốc gia có thị phần nhập khẩu dầu lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm.

Lũy kế 5 tháng, xuất khẩu dầu thô sang Singapore đạt hơn 345 nghìn tấn, tương đương 165,5 triệu USD, chiếm gần 27% tổng sản lượng xuất khẩu dầu thô của cả nước.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/xuat-khau-dau-tho-sang-trung-quoc-dot-ngot-giam-manh-20210623072239931.htm

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội (phần 2)

  Những tuyến đường sẽ mở theo quy hoạch ở xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội đáng chú ý nhất.

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 1.

Xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

4. Tuyến nối đường vào Cảng thông quan nội địa với đường Cổ Bi

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở xã Cổ Bi đáng chú ý có tuyến nối đường vào Cảng thông quan nội địa với đường Cổ Bi dài khoảng 530 m. Tuyến có điểm đầu ở tuyến đường vào dự án Cảng thông quan nội địa, cách đường Nguyễn Đức Thuận khoảng 520 m.

Tuyến giao với đường Cổ Bi đoạn cách Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã Cổ Bi khoảng 100 m. Tuyến kết thúc ở khu vực cánh đồng cách đường Cổ Bi khoảng 320 m.

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 1.

Sơ đồ tuyến đường sẽ mở theo quy hoạch ở xã Cổ Bi. (Nguồn ảnh: Google).

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 2.

Tuyến có điểm đầu ở đường vào dự án Cảng thông quan nội địa.

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 3.

Tuyến giao với đường Cổ Bi đoạn gần Trung tâm Văn hóa - Thể thao.

Còn tiếp...

Thứ Ba, 22 tháng 6, 2021

Vì sao lượng điều nhập khẩu từ Campuchia tăng đột biến?

Những con số bất ngờ

Mới đây, Tổng cục Hải quan cho biết 5 tháng đầu năm, nhập khẩu điều đạt hơn 1,4 triệu tấn, tương đương giá trị hơn 2,2 tỷ USD tăng hơn 247% về lượng và tăng 281% về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020.'

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/hat-dieu-44.htm

Trong đó, nhập khẩu điều từ Campuchia đạt hơn 939 nghìn tấn, tương đương gần 1,6 tỷ USD, tăng 395% về lượng, tăng 550% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Đây đồng thời là nguồn cung điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng tới 66%.

Chỉ tính riêng mặt hàng điều đã chiếm tới 60% tổng kim ngạch hàng hóa của Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam.

Giải mã những bí ẩn đằng sau việc nhập khẩu điều từ Campuchia tăng đột biến 550% - Ảnh 1.

Lượng điều nhập khẩu từ Campuchia chiếm 66% (Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Trao đổi với người viết vào đầu tháng 5, ông Phạm Văn Công, Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS) cho rằng: "Việc kim ngạch nhập khẩu 4 tháng đầu năm bằng cả mục tiêu năm là điều khó khả thi. 

Bởi, kim ngạch nhập khẩu cả năm 2020 là 1,8 tỷ USD. Trong khi, kim ngạch nhập khẩu điều 4 tháng đầu năm đạt hơn 1,8 tỷ USD".

Chia sẻ với Tạp chí Hải quan, ông Đặng Hoàng Giang, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký VINACAS cho biết Hiệp hội cũng bất ngờ về sự tăng trưởng bất thường từ nhập khẩu điều của Campuchia và đang rà soát lại trong các doanh nghiệp hội viên.

Thực tế, ngoài Campuchia, các doanh nghiệp hội viên vẫn nhập khẩu điều chủ yếu từ các thị trường truyền thống ở châu Phi và sơ bộ ghi nhận chưa có đơn vị nào có lượng nhập khẩu tăng bất thường.

Bên cạnh đó, một số giả thiết cho rằng liệu có khả năng mặt hàng này có xuất xứ từ quốc gia khác mượn đường Campuchia để vào Việt Nam.

Một chuyên gia trong ngành cho biết nguyên nhân khiến doanh nghiệp phải mượn đường quốc gia khác xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam là trốn thuế.

Tuy nhiên, đối với mặt hàng điều, có thể loại trừ khả này bởi thuế nhập khẩu điều thô bằng 0%.

"Không có chuyện doanh nghiệp mượn đường Campuchia để xuất khẩu điều vào Việt Nam bởi thuế nhập khẩu điều thô bằng 0%, doanh nghiệp không cần trốn thuế", vị này cho biết.

Giải mã những bí ẩn đằng sau việc nhập khẩu điều từ Campuchia tăng đột biến 550% - Ảnh 2.

Thuế nhập khẩu điều vào Việt Nam bằng 0% (Ảnh: Báo Nhân dân)

Nhập khẩu điều vào cảng Cát Lái (TP HCM) khá dễ dàng, sau đó vận chuyển về các nhà máy cũng gần. Trong khi, nhập khẩu về Xihanucvin (Campuchia) quãng đường xa và phải qua 2 lần làm thủ tục.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/vi-sao-luong-dieu-nhap-khau-tu-campuchia-tang-dot-bien-20210621114652919.htm

Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021

Thái Lan muốn Việt Nam xem lại quyết định áp thuế đường gần 48%

Ngày 17/6, tờ Bangkok Post dẫn lời ông Keerati Rushchano, Vụ trưởng Vụ Ngoại thương, Bộ Thương mại Thái Lan, sau khi thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp 47,64% đối với một số sản phẩm đường từ Thái Lan có hiệu lực được 1 năm, nước này sẽ yêu cầu Việt Nam xem xét lại quyết định trên.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/duong-42.htm

“Chúng tôi cho rằng vẫn còn một số điều không chắc chắn, như thiệt hại gây ra bởi các sản phẩm đường của Thái Lan tại Việt Nam. Các nhà quản lý Thái Lan cần một lời giải thích rõ ràng và chính xác”, ông Keerati chia sẻ.

Trước đó, ngày 16/6, Bộ Công Thương Việt Nam đã chính thức áp mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường từ Thái Lan trong 5 năm để thay thế mức thuế tạm thời được áp dụng hồi tháng 2.

Quyết định này được đưa ra sau khi Bộ Công Thương Việt Nam kết thúc cuộc điều tra được bắt đầu từ tháng 9 năm ngoái.

Thái Lan muốn Việt Nam xem lại quyết định áp thuế đường gần 48%

Cuộc điều tra cho thấy đường được trợ giá từ Thái Lan đã tăng hơn 330% lên 1,3 triệu tấn vào năm 2020 và nhập khẩu đang làm suy yếu ngành đường trong nước, Bộ Công Thương Việt Nam cho biết.

Văn phòng Ủy ban Mía đường (OCSB) và Tập đoàn Mía đường Thái Lan (TSMC) cho biết thuế chống bán phá giá của Việt Nam sẽ không ảnh hưởng đến các nhà sản xuất đường và nông dân Thái Lan.

"Các nhà kinh doanh và môi giới đường sẽ bị ảnh hưởng bởi mức thuế mới", ông Ekapat Wangsuwan, Tổng thư ký OCSB, cho biết và nói thêm họ thường mua đường từ các nhà máy Thái Lan để bán lại cho nước ngoài theo kế hoạch tiếp thị của riêng họ.

Thái Lan là nhà sản xuất đường lớn thứ tư thế giới và là nhà xuất khẩu lớn thứ hai sau Brazil.

Ông Siriwut Siempakdi, Chủ tịch nhóm công tác quan hệ công chúng của TSMC, cho biết các nhà kinh doanh và môi giới đường đã xuất khẩu nhiều hơn sang Việt Nam trong những năm gần đây.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/thai-lan-muon-viet-nam-xem-lai-quyet-dinh-ap-thue-duong-gan-48-20210621141014021.htm

Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2021

Đánh thuế hơn 47% đường Thái Lan: Ngành đường sẽ hồi sinh?

Sau hơn một năm điều tra, mới đây, Bộ Công Thương chính thức áp thuế 47,64% đối với cả đường thô và đường tinh luyện. Mức thuế này có hiệu lực trong năm nay kể từ 16/6.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/duong-42.htm

Chia sẻ với người viết, ông Nguyễn Văn Lộc, Quyền Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), cho rằng: "Quyết định này đối với ngành mía đường Việt Nam là một tia sáng bình minh, báo hiệu cho giai đoạn mới, là mốc lịch sử của ngành mía đường Việt Nam. 

Và đối với quốc tế, đây cũng là một sự kiện ít có khi lần đầu tiên một quốc gia khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp mặt hàng đường".

Tác động của quyết định này đã phần nào được nhận rõ từ sau khi Bộ Công Thương điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. 

Theo đó, giá mua mía đã tăng 150.000- 200.000 đồng/tấn mía so với trước đây, bình quân hơn 1 triệu đồng/tấn, tương đương hơn 44 USD/tấn và đã được bà con nông dân hưởng ứng, chấp nhận. 

Mức giá này cũng đã tiệm cận với giá mía trong khu vực ASEAN khoảng trên dưới 50 USD/tấn mía.

Cũng theo ông Lộc, ngành đường Việt Nam vốn là ngành chế biến, sản xuất nông sản tương đối lớn trong khu vực, tuy nhiên, so với các nước đối thủ thì ngành hàng này của Việt Nam đã bị tụt hậu khi có 15 nhà máy bị đóng cửa, diện tích canh tác giảm một nửa.

Theo tính toán của Bộ Công Thương, đã có 3.300 người lao động bị mất việc làm và 93.225 hộ nông dân bị ảnh hưởng do khó khăn của ngành sản xuất trong nước.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do đường nhập khẩu được trợ cấp và bán phá giá từ Thái Lan tăng mạnh trong năm 2020, lên tới gần 1,3 triệu tấn, tăng hơn 330% so với năm 2019.

Đánh thuế hơn 47% đường Thái Lan: Tia sáng bình minh của ngành mía đường Việt - Ảnh 1.

Diện tích mía giảm mạnh do giá mía thấp gây khó khăn lớn về nguyên liệu cho ngành mía đường. (Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam)

"Các sản phẩm này đã vi phạm quy định, nguyên tắc của WTO nên quyết định này đồng thời vừa ngăn những tổn thất của ngành mía đường Việt Nam vừa tạo cơ hội cho ngành hàng có thể hoạt động công bằng", đại diện VSSA khẳng định.

Đây được cho là những tia hy vọng cho ngành đường trong nước, tuy nhiên vấn đề cần tiếp tục quan tâm là tình trạng đường Thái Lan lẩn tránh thuế chống bán phá giá bằng cách mượn xuất xứ các nước trong khối ASEAN để được hưởng thuế suất ưu đãi 5%.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/danh-thue-hon-47-duong-thai-lan-nganh-duong-se-hoi-sinh-20210616151434217.htm