Trang

Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

Mục tiêu xuất khẩu vụt tầm tay, dệt may hy vọng kịch bản thay thế ở mức 36 tỷ USD

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), mục tiêu năm nay của ngành dệt may là 39,5 - 40 tỷ USD.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/det-may-67.htm

Tuy nhiên, chia sẻ với người viết, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas cho biết trong bối cảnh các tỉnh phía Nam đã thực hiện Chỉ thị 16 gần 3 tháng và vẫn tiếp tục giãn cách trong tháng 9 thì đây là thách thức, áp lực rất lớn với doanh nghiệp ngành hàng.

Cụ thể, với các đơn hàng đã ký, doanh nghiệp tìm mọi cách để gia hạn thời gian giao hàng nhưng với dệt may là mặt hàng thời trang, thời vụ nên khách hàng cũng không thể cho doanh nghiệp lùi hạn mãi được.

Do đó, từ tháng 7, tháng 8 vừa rồi đã có tình trạng chuyển dịch đơn hàng sang nước khác.

Bên cạnh đó, việc không tổ chức được sản xuất trong thời gian giãn cách xã hội đồng nghĩa với áp lực dòng tiền không còn khi doanh nghiệp đã vay ngân hàng để mua nguyên phụ liệu nhưng không thể sản xuất và xuất hàng thì đó dòng tiền nằm chết tại chỗ và tồn kho nguyên liệu.

"Không có dòng tiền thì cũng không thể lo cho người lao động. Như vậy, khi các địa phương mở cửa trở lại thì doanh nghiệp cũng không giữ chân được người lao động để tái sản xuất", ông Giang nói.

Bên cạnh đó, hiện nay cả Chỉnh phủ và các địa phương đều chưa thể khẳng định thời điểm nào có thể mở cửa trở lại, do đó khách hàng cũng không còn niềm tin và chuyển dịch đơn hàng.

Dệt may lỡ hẹn mục tiêu xuất khẩu, kỳ vọng kịch bản thay thế ở mức 36 tỷ USD - Ảnh 1.

(Ảnh: Sài Gòn đầu tư)

Nhưng với trung và dài hạn thì đối tác sẽ không còn duy trì các đơn hàng cho thời gian sau dịch. Do đó, nếu doanh nghiệp lại phải tìm kiếm thị trường và khách hàng rõ ràng là thách thức lớn cho những tháng cuối năm và kể cả quý I, quý II năm sau.

Ngoài ra, khi người lao động đã trở về địa phương thì không dễ kêu gọi họ sớm trở lại như thời điểm trước dịch.

Theo Chủ tịch VITAS, việc thực hiện Chỉ thị 16 tại các địa phương lại không có sự thống nhất, xuyên suốt dẫn đến việc hiểu và thực hiện khác nhau càng gây nên áp lực cho doanh nghiệp.

"Nhiều đơn hàng của doanh nghiệp đã cập cảng nguyên liệu nhưng vẫn không lấy về được nên chi phí lưu kho bãi tăng lên trong khi các đơn hàng không thể thực hiện", ông Vũ Đức Giang nhấn mạnh.

Ngoài mối lo dịch bệnh làm đứt đoạn chuỗi cung ứng, chi phí logistics tăng cao, thiết hụt trầm trọng container và tình trạng nhiều cảng biển ách tắc lưu thông hàng xuất khẩu...cũng là những trở ngại, tác động trực diện tới nhịp sản xuất của doanh nghiệp dệt may.

Theo báo cáo của VnDirect, giá thuê container hiện đã tăng gấp 3 lần trong 6 tháng đầu năm nay. Cùng với đó, tình trạng thiếu container rỗng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có đơn hàng ODM, OBM... làm chậm tiến độ giao hàng cho đối tác.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/muc-tieu-xuat-khau-vut-tam-tay-det-may-hy-vong-kich-ban-thay-the-o-muc-36-ty-usd-20210831160416561.htm

Hiệp hội Mía đường yêu cầu điều tra chống lẩn tránh thuế CBPG, CTC đường nhập khẩu từ 5 nước ASEAN

Ngày 25/8, Bộ Công Thương đã tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan của Hiệp hội Mía đường Việt Nam và đại diện cho 6 công ty sản xuất đường mía trong nước. 

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/duong-42.htm

Theo cáo buộc tại hồ sơ yêu cầu, đã có dấu hiệu về hiện tượng các sản phẩm đường mía của Thái Lan bị áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) và thuế chống trợ cấp (CTC) lẩn tránh qua một số các quốc gia ASEAN khác, bao gồm: CampuchiaIndonesia, Lào, Malaysia và Mianma.

Ảnh: The Combodia Daily

Trước đó, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2021 áp dụng biện pháp CBPG và CTC chính thức đối với một số sản phẩm đường mía với mức thuế CBPG là 42,99% và mức thuế CTC là 4,65%.

Kể từ khi Việt Nam áp dụng biện pháp CBPG, CTC với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, đã có dấu hiệu về hành vi lẩn tránh thuế CBPG, CTC thông qua một số nước ASEAN. Kim ngạch nhập khẩu đường từ các nước ASEAN (ngoại trừ Thái Lan) tăng mạnh. 

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), có sự bất thường trong nhập khẩu đường vào Việt Nam từ Indonesia, Malaysia, Myanma, Lào và Campuchia. Theo đó, lượng đường nhập khẩu từ các quốc gia này tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/tiep-nhan-ho-so-dieu-tra-chong-ban-pha-gia-mia-duong-nhap-khau-tu-5-nuoc-asean-20210901093428057.htm

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2)

 Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội đáng chú ý.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 1.

Xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

4. Khu đất từ đường Tứ Hiệp đến đường mới Tứ Hiệp

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì. Trong đó đáng chú ý có khu đất từ đường Tứ Hiệp đến đường mới Tứ Hiệp với diện tích khoảng 7.291,150 m2.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở xã Tứ Hiệp. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 2.

Khu đất sắp thu hồi nhìn trên ảnh vệ tinh thời điểm đường mới Tứ Hiệp chưa xây dựng. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 3.

Khu đất trên thực tế tiếp giáp đường Tứ Hiệp.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 4.

Khu đất này đối diện với Trạm y tế xã Tứ Hiệp.

Còn tiếp...

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2021

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Hoàng Mai, Hà Nội (phần 3)

Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Hoàng Mai, Hà Nội đáng chú ý.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Hoàng Mai, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 1.

Quận Hoàng Mai, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

7. Mở rộng đường Tam Trinh từ Vành đai 3 đến Vành đai 2

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn quận Hoàng Mai. Trong đó, đáng chú ý có khu đất mở rộng đường Tam Trinh từ Vành đai 3 đến Vành đai 2 với diện tích khoảng 114.100,700 m2.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Hoàng Mai, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở quận Hoàng Mai. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Hoàng Mai, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 2.

Khu đất sắp thu hồi nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Hoàng Mai, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 3.

Khu đất thu hồi tính từ nút giao Vành đai 3 - Tam Trinh, trong đó một đoạn của đường Tam Trinh đã thu hồi mở rộng.

Còn tiếp...

Giá cà phê bước vào chu kỳ tăng mới, có thể chạm mức 47.000 đồng/kg vào cuối năm?

Giá cà phê trong những tháng qua đã có những chuyển biến tích cực. Đáng chú ý trong tháng 7, giá cà phê arabica đạt mức cao nhất trong 7 năm nhờ nguồn cung giảm mạnh từ các nước lớn trong khi nhu cầu đang dần phục hồi sau đại dịch.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/ca-phe-34.htm

Trong báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cơ quan này dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 đạt 164,8 triệu bao (bao 60kg), giảm 11 triệu bao so với niên vụ trước.

Nguyên nhân chủ yếu là sự sụt giảm sản lượng tại Brazil khi cây cà phê arabica bước vào năm cuối của chu kỳ sản xuất hai năm một lần và thời tiết không thuận lợi.

Sản lượng thấp kéo theo tồn kho cà phê toàn cầu giảm 7,9 triệu bao xuống 32 triệu bao trong niên vụ 2021-2022.

Ảnh: Vietnam News

Trong khi đó, tiêu thụ cà phê toàn cầu ước tính tăng 1,8 triệu bao lên 165 triệu bao, với sự gia tăng tại Liên minh châu Âu, Mỹ và Brazil. Như vậy, dự kiến tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ vượt sản lượng trong niên vụ 2021-2022.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) giá cà phê toàn cầu có xu hướng tăng nhờ nguồn cung giảm, nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường lớn như Mỹ, EU phục hồi.

Cụ thể, trên sàn giao dịch liên lục địa (ICE), ngày 27/8, giá cà phê robusta giao kỳ hạn tháng 9 đạt 2.012 USD/tấn, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2019.

Giá cà phê bước vào chu kỳ tăng mới, có thể chạm mức 47.000 đồng/kg vào cuối năm? - Ảnh 1.

Phiên giao dịch ngày 27/8, giá cà phê robusta giao kỳ hạn tháng 9 tăng 35% so với cùng kỳ năm 2019. (Nguồn: ICE)

Theo đó, giá cà phê nhân xô tại Việt Nam ngày 27/8 cũng biến động cùng chiều với giá cà phê thế giới, tăng mạnh 10.200 – 10.600 đồng/kg so với thời điểm giá cà phê chạm đáy vào tháng 4/2019, chỉ còn 28.400 – 30.300 đồng/kg.

Giá cà phê bước vào chu kỳ tăng mới, có thể chạm mức 47.000 đồng/kg vào cuối năm? - Ảnh 2.

Ngày 27/8, giá cà phê trong nước tăng 5.600 – 6.100 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2020. (Biểu đồ: Hoàng Anh)

Trao đổi với người viết, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA) cho biết: "Giá cà phê nội địa chạm mốc hơn 40 triệu đồng/tấn và kết thúc chu kỳ giảm giá 4 năm liên tiếp.

Tuy nhiên, giá cà phê có thể trở về thời kỳ hoàng kim 45 – 47 triệu đồng/tấn hay không phụ thuộc vào tình hình kiểm soát COVID-19 và tốc độ phục hồi kinh tế thế giới. Mà các yếu tố này đang thay đổi từng ngày", ông Tự nói.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-ca-phe-buoc-vao-chu-ky-tang-moi-co-the-cham-muc-47000-dong-kg-vao-cuoi-nam-20210828104935923.htm

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

Đường Vành đai 3,5 sẽ mở theo quy hoạch qua quận Hà Đông, Hà Nội

 Đường Vành đai 3,5 sẽ mở theo quy hoạch qua quận Hà Đông, Hà Nội có chiều dài khoảng 8,7 km trong đó phần lớn đã thông xe.

Đường Vành đai 3,5 sẽ mở theo quy hoạch qua quận Hà Đông, Hà Nội - Ảnh 1.

Sơ đồ tuyến đường Vành đai 3,5 đoạn qua địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

Đường Vành đai 3,5 sẽ mở theo quy hoạch qua quận Hà Đông, Hà Nội - Ảnh 2.

Đường Vành đai 3,5 sẽ mở theo quy hoạch qua quận Hà Đông, Hà Nội có chiều dài khoảng 8,7 km trong đó phần lớn đã thông xe. Trong ảnh: Vành đai 3,5 qua quận Hà Đông bắt đầu từ đường tàu trên đường Lê Trong Tấn đoạn Geleximco B.

Đường Vành đai 3,5 sẽ mở theo quy hoạch qua quận Hà Đông, Hà Nội - Ảnh 3.

Tuyến Vành đai này có tên là Lê Trọng Tấn, kéo dài đến đường Quang Trung.

Đường Vành đai 3,5 sẽ mở theo quy hoạch qua quận Hà Đông, Hà Nội - Ảnh 4.

Vành đai 3,5 đã thông xe chủ yếu thuộc địa bàn phường Dương Nội, Hà Đông.

Còn tiếp...

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021

Ngày thu hoạch mía cận kề, nông dân lo bí đầu ra vì nhà máy đường muốn đóng cửa

Thông tin nhà máy đường duy nhất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có kế hoạch tạm ngưng hoạt động trong vụ ép mía tới đây đã tạo ra sự lo lắng cho dân trồng mía của tỉnh.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/duong-42.htm

Chia sẻ với người viết, bà Phùng Thị Hai, ở ấp Tân Phước A2, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Năm nay, nông dân rất mừng vì lần đầu tiên nhà máy đường cho vay phân và tiền mua giống. 

Tôi đã vay 20 bao phân và hơn 10 triệu tiền giống, đợi đến khi nhà máy chạy tôi mới có thể trả trừ nợ nhưng nếu năm nay mà nhà máy nghỉ sản xuất là nông dân chết liền", bà Hai lo lắng.

Bởi theo hộ nông dân này, tiền nhân công chỉ 100.000 đồng/ngày/người nhưng năm nay họ tính 25.000 đồng/giờ, chưa kể tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đều tăng so với cùng kỳ, nhất là giá phân bón tăng gần 50%. 

"Đến khi mía thu hoạch đưa ra nhà máy đường, trừ phí này phí nọ thì không còn lời bao nhiêu. Vì vậy, nếu nhà máy đường không thu mua mía, nông dân sẽ càng lâm vào tình cảnh khó khăn chồng chất”, bà Hai chia sẻ.

Ngày thu hoạch mía cận kề, nông dân lo bí đầu ra vì nhà máy đường muốn đóng cửa  - Ảnh 1.

Niên vụ mía 2020-2021, nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang xuống giống được 5.000 ha, riêng huyện Phụng Hiệp có 4.700 ha. (Ảnh: Báo Hậu Giang)

Cũng theo hộ nông dân này, vụ mía thường sẽ bắt đầu thu hoạch từ tháng 9, tháng 10, với diện tích đất hiện có hàng năm bà thu hoạch khoảng 500 - 600 tấn mía chủ yếu bán chữ đường cho nhà máy Phụng Hiệp và mía chục (mía dùng làm nước giải khát) cho thương lái.

Tuy nhiên, từ đầu tháng 8 đến nay, nông dân trồng giống mía chín sớm ROC 16 với mục đích bán mía chục thì không bán được. Nguyên nhân là các tỉnh phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 nên người dân hạn chế ra đường, từ đó nhu cầu tiêu thụ nước mía gần như không có trong lúc này. 

Vì vậy, với việc không tìm được đầu ra nên thời gian gần đây, thương lái không đến các vùng nguyên liệu mía chục để thu mua mía cho bà con, cộng với đầu ra từ nhà máy đường nếu bị ngừng đột ngột thì người trông mía sẽ rất khó khăn.

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, cho biết hiện nay ngành nông nghiệp của địa phương chưa nhận được văn bản nào của nhà máy Phụng Hiệp thông báo về việc tạm ngưng hoạt động. 

Tuy nhiên, theo ông Tuấn: "Hiện nay cả ĐBSCL chỉ còn nhà máy Phụng Hiệp của Casuco hoạt động nên nếu nhà máy dừng hoạt động thì nông dân rất khổ sở vì một năm xuống giống chỉ trông chờ ngày thu hoạch, giờ nhà máy không chạy thì bao nhiêu vốn liếng đã đổ vào chỉ bỏ đi, nông dân khổ một năm".

Đại diện ngành nông nghiệp Phụng Hiệp cho biết thêm, thường vào khoảng tháng 5 hàng năm lãnh đạo nhà máy đường Phụng Hiệp sẽ đến liên hệ với chính quyền địa phương để cùng trao đổi về kế hoạch sản xuất cũng như những chính sách và giá bao tiêu mía, đồng thời tổ chức ký kết hợp đồng bao tiêu mía với người dân trước khi vụ ép bắt đầu.

Năm nay nhà máy chỉ đến đề nghị hợp tác với bà con nông dân hồi đầu vụ, sau đó tự liên hệ trực tiếp người trồng mía của huyện trong việc trao đổi các hình thức thu mua mía chứ không liên hệ và làm việc trực tiếp với ngành chức năng địa phương nữa.

"Thường hàng năm khoảng 25/9 nhà máy mới bắt đầu chạy, năm nay có thể do tình hình điều động nhân công khởi động nhà máy không thuận lợi do dịch bệnh nên không loại trừ khả năng hoạt động chậm", ông Tuấn cho hay.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/ngay-thu-hoach-mia-can-ke-nong-dan-lo-bi-dau-ra-vi-nha-may-duong-muon-dong-cua-20210826153821797.htm

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Thanh Xuân, Hà Nội (phần 1)

 Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Thanh Xuân, Hà Nội đáng chú ý.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Thanh Xuân, Hà Nội (phần 1) - Ảnh 1.

Quận Thanh Xuân, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

1. Khu đất trùng với một phần ngõ 129 Nguyễn Xiển

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn quận Thanh Xuân. Trong đó, đáng chú ý có khu đất mở đường trùng với một phần ngõ 129 Nguyễn Xiển với diện tích khoảng 4.222,205 m2.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Thanh Xuân, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở quận Thanh Xuân. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Thanh Xuân, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 2.

Khu đất sắp thu hồi nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Thanh Xuân, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 3.

Khu đất sắp thu hồi mở đường có điểm đầu gần ngõ 129 Nguyễn Xiển.

Còn tiếp...

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

Toàn cảnh khu đất xây dựng KĐT Nam Đại lộ Thăng Long hơn 74 ha của Vingroup ở Nam Từ Liêm, Hà Nội

 Khu đất xây dựng KĐT Nam Đại lộ Thăng Long hơn 74 ha được chuyển tiếp trong kế hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Toàn cảnh khu đất xây dựng KĐT Nam Đại lộ Thăng Long hơn 74 ha - Ảnh 1.

Sơ đồ Khu đô thị Nam Đại lộ Thăng Long. (Nguồn ảnh: Google).

Toàn cảnh khu đất xây dựng KĐT Nam Đại lộ Thăng Long hơn 74 ha - Ảnh 2.

Khu chức năng đô thị Nam Đại lộ Thăng Long có diện tích 74,23 ha, nằm ở nút giao đại lộ với đường Lê Quang Đạo, cách Vinhomes Green Bay khoảng 1 km và Vinhomes Smart City khoảng 3 km. Trong ảnh: Khu đô thị Nam Đại lộ Thăng Long tiếp giáp với Đại lộ Thăng Long, tuyến đường mới nối Sa Đôi - đường gom Đại lộ Thăng Long, sông Nhuệ, làng Trung Văn.

Toàn cảnh khu đất xây dựng KĐT Nam Đại lộ Thăng Long hơn 74 ha - Ảnh 3.

Khuôn viên dự án thuộc địa phận các phường Mễ Trì, Phú Đô và Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Toàn cảnh khu đất xây dựng KĐT Nam Đại lộ Thăng Long hơn 74 ha - Ảnh 4.

Dự án này do Công ty CP Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam làm chủ đầu tư.

Còn tiếp...

Nhập khẩu điều từ Campuchia tăng bất thường, nghi vấn gian lận xuất xứ để tránh thuế?

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu điều trong tháng 7 đạt gần 330 nghìn tấn, giá trị 447 triệu USD, tăng 10% cả về lượng và giá trị so với tháng 6.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/hat-dieu-44.htm

Lũy kế 7 tháng đầu năm, nhập khẩu điều đạt 2 triệu tấn, tương đương giá trị hơn 3 tỷ USD, tăng 2,6 lần về lượng và tăng 3 lần về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020.

Nhập khẩu điều từ Campuchia tăng bất thường, nghi vấn doanh nghiệp mượn đường trốn thuế? - Ảnh 1.

Lượng, giá trị nhập khẩu điều trong vòng một năm qua (Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Đáng chú ý, Campuchia là thị trường cung cấp hạt điều chính cho Việt Nam, chiếm 64% tổng lượng điều nhập khẩu của Việt Nam.

Lũy kế 7 tháng đầu năm, nhập khẩu điều từ Campuchia đạt gần 1,1 triệu tấn, tương đương hơn gần 1,8 tỷ USD, tăng 5,5 lần về lượng, tăng gần 6 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Nhập khẩu điều từ Campuchia tăng bất thường, nghi vấn doanh nghiệp mượn đường trốn thuế? - Ảnh 2.

Tỷ trọng xuất khẩu điều của các thị trường vào Việt Nam trong 7 tháng đầu năm (Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Trước thông tin nhập khẩu điều từ Campuchia tăng đột biến, Tổng cục Hải quan có văn bản gửi Cục Hải quan 8 tỉnh phía Nam về việc tăng cường kiểm tra xuất xứ điều thô nhập khẩu từ nước này để ngăn chặn hành vi gian lận để hưởng thuế suất ưu đãi.

Theo Tổng cục Hải quan, hạt điều Campuchia có màu thâm, nâu đậm, điều thô đầu vụ thì màu nâu trắng, kích thước to đồng đều, hình dáng tròn hơn hạt điều Châu Phi.

Trong khi hạt điều Châu Phi có màu xanh trắng hoặc trắng, có kích cỡ không đồng đều, hình dáng dẹt, hạt to và nhỏ lẫn lộn.

Về trọng lượng, hạt điều Campuchia, loại hạt nhỏ khoảng 170 hạt/kg, loại hạt lớn khoảng 110 hạt/kg, loại hạt trung bình khoảng 140 hạt/kg, tỷ lệ nổi trong nước khoảng 60 - 80%.

Còn tiếp...

Thanh khảo: https://vietnambiz.vn/nhap-khau-dieu-tu-campuchia-tang-bat-thuong-nghi-van-gian-lan-xuat-xu-de-tranh-thue-20210826084042062.htm

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

Đất ngoại thành TP HCM liên tục biến động, chuyên gia cảnh báo rủi ro đầu cơ

 Theo Propzy, giai đoạn tháng 1/2020 - 6/2021, ba huyện ngoại thành là Nhà Bè, Bình Chánh và Hóc Môn ghi nhận đến 10 đợt tăng/giảm giá đất, mỗi đợt thay đổi ít nhất 5%. Do đó, khu vực này có tính đầu cơ cao nhất.

Đất ngoại thành TP HCM liên tục biến động, chuyên gia cảnh báo rủi ro đầu cơ - Ảnh 1.

Đất quận 1 có giá gần nửa tỷ đồng/m2. (Ảnh: Hoàng Huy).

Đất trung tâm TP HCM không dưới 300 triệu đồng/m2

Tại buổi báo cáo trực tuyến về thị trường bất động sản thứ cấp tại TPHCM do Propzy tổ chức, đơn vị này đã công bố thống kê về giá đất trung bình tại các khu vực ở TP HCM. 

Theo đó, khu vực trung tâm TP HCM bao gồm quận 1, 3, 5 và 10, giá đất mặt tiền trung bình dao động từ 300 triệu đồng/m2 trở lên. 

Khu vực cận trung tâm bao gồm quận 4, 11, Phú Nhuận, 6, Bình Thạnh, Tân Bình, giá đất mặt tiền trung bình dao động 100 - 300 triệu đồng/m2.

Ở khu vực mới phát triển gồm quận 2, 9, Thủ Đức, 7, 8, Tân Phú, Gò Vấp, 12, Bình Tân, giá đất mặt tiền trung bình dao động 70 - 150 triệu đồng/m2. 

Còn tiếp...