Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), mục tiêu năm nay của ngành dệt may là 39,5 - 40 tỷ USD.
Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/det-may-67.htm
Tuy nhiên, chia sẻ với người viết, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas cho biết trong bối cảnh các tỉnh phía Nam đã thực hiện Chỉ thị 16 gần 3 tháng và vẫn tiếp tục giãn cách trong tháng 9 thì đây là thách thức, áp lực rất lớn với doanh nghiệp ngành hàng.
Cụ thể, với các đơn hàng đã ký, doanh nghiệp tìm mọi cách để gia hạn thời gian giao hàng nhưng với dệt may là mặt hàng thời trang, thời vụ nên khách hàng cũng không thể cho doanh nghiệp lùi hạn mãi được.
Do đó, từ tháng 7, tháng 8 vừa rồi đã có tình trạng chuyển dịch đơn hàng sang nước khác.
Bên cạnh đó, việc không tổ chức được sản xuất trong thời gian giãn cách xã hội đồng nghĩa với áp lực dòng tiền không còn khi doanh nghiệp đã vay ngân hàng để mua nguyên phụ liệu nhưng không thể sản xuất và xuất hàng thì đó dòng tiền nằm chết tại chỗ và tồn kho nguyên liệu.
"Không có dòng tiền thì cũng không thể lo cho người lao động. Như vậy, khi các địa phương mở cửa trở lại thì doanh nghiệp cũng không giữ chân được người lao động để tái sản xuất", ông Giang nói.
Bên cạnh đó, hiện nay cả Chỉnh phủ và các địa phương đều chưa thể khẳng định thời điểm nào có thể mở cửa trở lại, do đó khách hàng cũng không còn niềm tin và chuyển dịch đơn hàng.
(Ảnh: Sài Gòn đầu tư)
Nhưng với trung và dài hạn thì đối tác sẽ không còn duy trì các đơn hàng cho thời gian sau dịch. Do đó, nếu doanh nghiệp lại phải tìm kiếm thị trường và khách hàng rõ ràng là thách thức lớn cho những tháng cuối năm và kể cả quý I, quý II năm sau.
Ngoài ra, khi người lao động đã trở về địa phương thì không dễ kêu gọi họ sớm trở lại như thời điểm trước dịch.
Theo Chủ tịch VITAS, việc thực hiện Chỉ thị 16 tại các địa phương lại không có sự thống nhất, xuyên suốt dẫn đến việc hiểu và thực hiện khác nhau càng gây nên áp lực cho doanh nghiệp.
"Nhiều đơn hàng của doanh nghiệp đã cập cảng nguyên liệu nhưng vẫn không lấy về được nên chi phí lưu kho bãi tăng lên trong khi các đơn hàng không thể thực hiện", ông Vũ Đức Giang nhấn mạnh.
Ngoài mối lo dịch bệnh làm đứt đoạn chuỗi cung ứng, chi phí logistics tăng cao, thiết hụt trầm trọng container và tình trạng nhiều cảng biển ách tắc lưu thông hàng xuất khẩu...cũng là những trở ngại, tác động trực diện tới nhịp sản xuất của doanh nghiệp dệt may.
Theo báo cáo của VnDirect, giá thuê container hiện đã tăng gấp 3 lần trong 6 tháng đầu năm nay. Cùng với đó, tình trạng thiếu container rỗng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có đơn hàng ODM, OBM... làm chậm tiến độ giao hàng cho đối tác.
Còn tiếp...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét