Giá cà phê trong những tháng qua đã có những chuyển biến tích cực. Đáng chú ý trong tháng 7, giá cà phê arabica đạt mức cao nhất trong 7 năm nhờ nguồn cung giảm mạnh từ các nước lớn trong khi nhu cầu đang dần phục hồi sau đại dịch.
Trong báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cơ quan này dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 đạt 164,8 triệu bao (bao 60kg), giảm 11 triệu bao so với niên vụ trước.
Nguyên nhân chủ yếu là sự sụt giảm sản lượng tại Brazil khi cây cà phê arabica bước vào năm cuối của chu kỳ sản xuất hai năm một lần và thời tiết không thuận lợi.
Sản lượng thấp kéo theo tồn kho cà phê toàn cầu giảm 7,9 triệu bao xuống 32 triệu bao trong niên vụ 2021-2022.
Ảnh: Vietnam News
Trong khi đó, tiêu thụ cà phê toàn cầu ước tính tăng 1,8 triệu bao lên 165 triệu bao, với sự gia tăng tại Liên minh châu Âu, Mỹ và Brazil. Như vậy, dự kiến tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ vượt sản lượng trong niên vụ 2021-2022.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) giá cà phê toàn cầu có xu hướng tăng nhờ nguồn cung giảm, nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường lớn như Mỹ, EU phục hồi.
Cụ thể, trên sàn giao dịch liên lục địa (ICE), ngày 27/8, giá cà phê robusta giao kỳ hạn tháng 9 đạt 2.012 USD/tấn, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo đó, giá cà phê nhân xô tại Việt Nam ngày 27/8 cũng biến động cùng chiều với giá cà phê thế giới, tăng mạnh 10.200 – 10.600 đồng/kg so với thời điểm giá cà phê chạm đáy vào tháng 4/2019, chỉ còn 28.400 – 30.300 đồng/kg.
Trao đổi với người viết, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA) cho biết: "Giá cà phê nội địa chạm mốc hơn 40 triệu đồng/tấn và kết thúc chu kỳ giảm giá 4 năm liên tiếp.
Tuy nhiên, giá cà phê có thể trở về thời kỳ hoàng kim 45 – 47 triệu đồng/tấn hay không phụ thuộc vào tình hình kiểm soát COVID-19 và tốc độ phục hồi kinh tế thế giới. Mà các yếu tố này đang thay đổi từng ngày", ông Tự nói.
Còn tiếp...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét