Đó là quan điểm của các luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công ty Phương Trang tại phiên tòa xử bà Hứa Thị Phấn và 27 đồng phạm chiều 26-5.
Xem thêm về Hứa Thị Phấn: https://thanhnien.vn/thoi-su/luat-su-cua-bi-cao-hua-thi-phan-cung-cap-chung-cu-moi-tai-toa-963530.html
Phương Trang khẳng định chỉ nhận 3.939 tỉ
Đối đáp lại quan điểm của đại diện ngân hàng Xây Dựng và các luật sư bào chữa cho bà Hứa Thị Phấn, các luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công ty Phương Trang và các công ty, cá nhân có quan hệ hợp tác kinh doanh (nhóm Phương Trang) khẳng định nội dung cáo trạng là đúng.
Theo luật sư Phan Trung Hoài, theo yêu cầu và hướng dẫn của ngân hàng Đại Tín, để vay được tiền, một số nhân viên của Phương Trang phải ký và giao trước hồ sơ vay, chứng từ giải ngân và cả chứng từ nhận tiền cho ngân hàng Đại Tín, đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ pháp lý bất động sản để thế chấp, bảo đảm cho khoản vay tại ngân hàng.
Bà Phấn và đồng phạm đã hạch toán chứng từ thu, chi khống không sử dụng tiền mặt, thực hiện giao dịch, hạch toán khống trên hệ thống SmartBank, sau đó mới lấy chữ ký khách hàng để hoàn thiện thủ tục.
Quá trình giải ngân cho vay, phía ngân hàng Đại Tín đã không giải ngân hoặc giải ngân không đủ tiền vay cho công ty Phương Trang, sau đó lập các chứng từ chi khống để cấn trừ với các chứng từ thu khống.
Thực tế, nhóm Phương Trang chỉ nhận được 3.939 tỉ đồng trên tổng số dư nợ tín dụng 9.469 tỉ đồng.
Tính lãi phát sinh thế nào?
Đó là vấn đề được các luật sư bảo vệ cho công ty Phương Trang đặt ra trong phần tranh luận.
Trước đó, đại diện ngân hàng Xây Dựng cho rằng phía Phương Trang phải trả cho ngân hàng Xây Dựng hơn 27.000 tỉ (tiền gốc và lãi của khoản giải ngân 9.469 tỉ).
Phản bác lại quan điểm này, phía Phương Trang đề nghị HĐXX xem xét, quyết định công ty Phương Trang chỉ chịu trách nhiệm về mặt dân sự trên số dư nợ gốc 3.936 tỉ đồng.
Còn về tiền lãi phát sinh, luật sư cho rằng từ tháng 2-2012, công ty Phương Trang đã có đơn kêu cứu và tố cáo bà Hứa Thị Phấn và ngân hàng Đại Tín, thời hạn giải quyết theo nguyên tắc luật định về xử lý đơn tố cáo là đến 30-4-2012, nên phía Phương Trang có trách nhiệm về các khoản lãi phát sinh từ số tiền thực nhận đến ngày 30-4-2012, với tổng số tiền lãi là 487 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, phía Phương Trang cho rằng hành vi của bị cáo Hứa Thị Phấn và các đồng phạm không chỉ gây thiệt hại cho ngân hàng Đại Tín mà còn gây thiệt hại cho nhóm Phương Trang trong suốt hơn 6 năm qua do việc bị cầm giữ tài sản thế chấp vượt số tiền đảm bảo cần thiết cho số tiền vay thực nhận. Đến nay số tiền thiệt hại này là hơn 4.232 tỉ đồng.
Hơn nữa, phía công ty Phương Trang cho rằng mình còn phải chịu nhiều thiệt hại khác về uy tín, danh dự không thể thống kê được.
"Ngân hàng Xây Dựng đòi Phương Trang trả hơn 27.000 tỉ nhưng Phương Trang làm gì có lỗi để phải trả số tiền này cho ngân hàng Xây Dựng. Phương Trang từ doanh nghiệp nhỏ phấn đấu để làm được như hôm nay phải cần vốn, cần vay ngân hàng, nhưng các hồ sơ vay của phía Phương Trang đều có tài sản đảm bảo, Phương Trang không nâng khống giá trị tài sản, tại sao lại mất khoản tiền khá lớn như vậy" - luật sư Vũ Phi Long nêu quan điểm.
Ngoài ra, luật sư bảo vệ cho công ty Phương Trang còn yêu cầu giải tỏa một phần tài sản thế chấp hiện đang bị kê biên.
Theo: tuoitre
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét