Theo Bloomberg, Trung Quốc, nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới buộc phải tiết kiệm năng lượng bằng cắt giảm sản lượng.
Sự gián đoạn xảy ra đúng lúc các nhà sản xuất và hãng vận tải phải chạy đua để đáp ứng nhu cầu cho mùa mua sắm cuối năm. Cùng lúc, chuỗi cung ứng thế giới đã bị xáo trộn bởi giá nguyên liệu thô tăng vọt, chậm trễ kéo dài tại cảng biển và thiếu thốn cointainer vận chuyển.
Các nhà sản xuất Trung Quốc cảnh báo những biện pháp nghiêm khắc để cắt giảm điện tiêu thụ sẽ làm giảm mạnh sản lượng tại những trung tâm kinh tế như Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông và có thể đẩy giá cả lên cao. Ba tỉnh này đóng góp tới gần 1/3 GDP của Trung Quốc.
Các chính quyền địa phương đang ra lệnh cắt điện nhằm cố gắng đạt chỉ tiêu cắt giảm cường độ năng lượng và khí thải. Một số thì thực sự đối mặt với tình trạng thiếu điện.
Theo CNBC, một cuộc khảo sát Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố vào ngày 30/9 cho thấy chỉ số quản trị mua hàng (PMI) trong tháng 9 là 49,6, giảm so với mức 50,1 của tháng 8. Theo thang PMI, mốc điểm dưới 50 cho thấy sự suy thoái trong hoạt động sản xuất.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chứng kiến sự thu hẹp hoạt động sản xuất sau 18 tháng tăng trưởng liên tục, kể từ tháng 2/2020. NBS cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái nói trên xuất phát từ việc các nhà máy đang suy yếu do chi phí năng lượng tăng cao.
Thực tế, tình trạng thiếu hụt điện tại Trung Quốc xảy ra do nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là do Trung Quốc ngừng nhập khẩu than từ Australia vì căng thẳng địa chính trị leo thang. Trong khi đó, mùa đông lạnh kỷ lục đã làm gia tăng nhu cầu về than. Điều này khiến giá than tăng mạnh.
Trung Quốc đang phải trả giá đắt cho các chính sách hạn chế sản lượng và nhập khẩu than trong nước, đồng thời dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhiên liệu vốn vẫn là nguồn cung cấp phần lớn cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Reuters đưa tin.
Để giải quyết bài toán, Trung Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu và thúc đẩy sản lượng trong nước trong những tháng tới. Tuy nhiên, Trung Quốc đang gặp vấn đề cả từ nguồn cung trong nước và quốc tế.
Tháng 12/2020, Trung Quốc sản xuất gần 352 triệu tấn và sau đó giảm dần. Đến tháng 7 năm nay, sản lượng chỉ còn hơn 314 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2019. Đến tháng 8, sản lượng lên mức 335,2 triệu tấn nhưng vẫn thấp hơn so với tiềm năng của nước này.
Lượng than nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm giảm 10,3% so với cùng kỳ 2020, chỉ đạt 197,7 triệu tấn. Riêng tháng 8, mức nhập khẩu hơn 28 triệu tấn, giảm từ mức 30,2 triệu tấn trong tháng 7.
Lượng nhập khẩu thấp nhưng giá than lại tăng do Trung Quốc có chính sách cấm mua than từ Australia, quốc gia cung cấp than lớn thứ hai cho Trung Quốc với khoảng 60% được sử dụng cho sản xuất điện và các ngành công nghiệp như xi măng và khoảng 40% than cốc được sử dụng để sản xuất thép.
Tháng 6 năm ngoái, Trung Quốc nhập khẩu 9,8 triệu tấn từ Australia nhưng kể từ tháng 1 năm nay, con số gần như bằng 0.
Để bù lại thiếu hụt từ Australia, Trung Quốc mua than từ Indonesia, Nga, Nam Phi và Mỹ. Tuy nhiên, giá than đã tăng rất cao.
Giá than Indonesia cũng cao kỷ lục và Trung Quốc phải đua với Ấn Độ để mua từ Indonesia. Loại than 4.200 kcal/kg trong tuần tính đến 24/9 ở mức 91,3 USD/tấn, cao gấp 4 lần so với mức thấp nhất trong 2020.
Nhà sản xuất Việt Nam có bị tác động?
Cuộc khủng hoảng năng lượng giáng đòn vào nền kinh tế thứ hai thế giới, có nguy cơ làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu thì liệu nó có tác động đến thị trường láng giềng như Việt Nam?
Còn tiếp...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét