Ngày 29/11, UBND TP Cần Thơ ban hành quyết định thu hồi chủ trương đầu tư dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 3 đối với CTCP Tập đoàn T&T.
Theo UBND TP Cần Thơ, lý do thu hồi chủ trương đầu tư là nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án theo quy định của Luật Đầu tư.
UBND thành phố giao Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông Vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Cờ Đỏ và Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ rà soát các văn bản liên quan đến dự án nêu trên và xử lý theo thẩm quyền.
Thành phố cũng yêu cầu UBND huyện Cờ Đỏ công bố thông tin thu hồi chủ trương đầu tư dự án nêu trên đến người dân trong vùng dự án và giải quyết các vấn đề có liên quan theo thẩm quyền.
Trước đó, vào ngày 18/1/2019, UBND TP Cần Thơ đã ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 3” cho CTCP Tập đoàn T&T, với diện tích khoảng 100 ha tại huyện Cờ Đỏ, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 3.583,8 tỷ đồng.
Năm 2011, quy hoạch chung Hà Nội được phê duyệt làm kim chỉ nam cho hoạt động xây dựng trên địa bàn Thủ đô. Mặc dù vậy, Hà Nội vẫn chưa thể khắc phục tình trạng điều chỉnh quy hoạch tràn lan.
Điều chỉnh quy hoạch (ĐCQH) là việc thay đổi, điều chỉnh chỉ tiêu về sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian, cảnh quan đối với từng khu vực; giải pháp về cải tạo hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển.
Trong công tác quy hoạch đô thị, việc ĐCQH các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết là hoạt động phổ biến ở các thành phố lớn cũng như nhiều địa phương trên cả nước.
Ở Hà Nội, thời gian qua thành phố vẫn thường xuyên ban hành các quyết định ĐCQH. Nhiều quyết định ĐCQH đã giúp tăng diện tích cây xanh, mặt nước, trường học... tại các khu vực, dự án.
Đơn cử như khu đất xây trường tiểu học và trung học cơ sở ở phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, sau điều chỉnh được bổ sung thêm diện tích đất công cộng đô thị và công trình trường trung học phổ thông.
Tại khu biệt thự cao cấp Hoàng Kim, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, sau khi ĐCQH, dự án có thêm 10,6 ha đất cây xanh, trong đó 5,4 ha là đất mặt nước. KĐT Green City tại xã Tân Hội, huyện Đan Phượng sau điều chỉnh được bổ sung thêm diện tích hầm đỗ xe…
Bên cạnh đó, cũng có nhiều khu đất sau khi ĐCQH được nâng chiều cao, bổ sung thêm nhà ở hoặc chuyển đổi chức năng từ đất y tế, hạ tầng sang thương mại. Chẳng hạn như dự án Aeon Mall Hà Đông hay Aeon Mall Hoàng Mai, trước đây được quy hoạch là đất y tế, đất hạ tầng được chuyển đổi thành đất thương mại.
Hay mới đây nhất, Hà Nội đã chuyển mục đích sử dụng ô đất ở nút giao Hàm Nghi - Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm), cho phép làm thêm chung cư, nhà liền kề.
Kế hoạch tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội do UBND TP ban hành vào tháng 10 vừa qua cũng nêu ra 31 dự án bị chậm triển khai, tạm dừng triển khai do đang điều chỉnh quy hoạch hoặc cần điều chỉnh cơ chế thực hiện.
Phần lớn những cái tên trong danh sách đều nằm ở huyện Hoài Đức – khu vực được biết đến với nhiều dự án bỏ hoang, chậm tiến độ.
Có thể kể đến như KĐT Tây Nam An Khánh I, II; KĐT Đại học Vân Canh; loạt KĐT An Thịnh 1, 2, 3, 4, 5; KĐT Sơn Đồng Sunshine City; khu biệt thự và căn hộ Hoàng Kim; KĐT Tây Đô; KĐT Mai Linh – Đông Đô; KĐT Yên Phú;… Trong số này, nhiều dự án đã được cấp chủ trương đầu tư cách đây khá lâu (giai đoạn 2008 – 2009).
Ngoài ra, còn một số dự án khác nằm rải rác ở các quận, huyện khác, như khu nhà ở tái định cư tại thôn Hòe Thị, Xuân Phương (Nam Từ Liêm); bãi đỗ xe C2-3/P2 Gia Thụy (Long Biên) hay dự án xây dựng chợ tại xã Nguyên Khê (huyện Đông Anh) cũng đang chờ được ĐCQH để tiếp tục triển khai.
Bên cạnh những dự án ĐCQH theo quy trình, thì có không ít dự án có sai phạm. Đây là tình trạng không hiếm gặp ở Hà Nội từ những giai đoạn trước.
KĐT Linh Đàm là một trong những KĐT kiểu mẫu đầu tiên của Hà Nội, đã giải quyết vấn đề an cư cho rất nhiều người dân trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21. Tuy nhiên, quá trình xây dựng dự án, chủ đầu tư là Tập đoàn Mường Thanh đã phá vỡ quy hoạch.
Theo chia sẻ của Ban lãnh đạo, mục tiêu giá trị vốn hóa thị trường của Đất Xanh sẽ đạt 2 tỷ USD vào cuối năm 2022 và 10 tỷ USD vào năm 2030. Hiện công ty đang triển khai phương án vay vốn lên đến 15.000 tỷ đồng (660 triệu USD) thay thế cho phương án phát hành 200 triệu cổ phiếu riêng lẻ.
Theo thông tin từ công ty, hiện CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG) đang tiếp tục triển khai những phương án huy động vốn như trái phiếu trong nước, trái phiếu quốc tế với trị giá khoảng 15.000 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán quốc tế, giữa tháng 8 vừa qua, công ty đã Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX-ST) chấp thuận nguyên tắc niêm yết niêm yết trái phiếu với tổng giá trị 300 triệu USD (tương đương hơn 6.800 tỷ đồng) lên SGX-ST.
Điều này cũng trả lời cho thông tin dừng phát hành 200 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá bán tối thiểu 20.000 đồng/cp mà Đất Xanh đã thông báo ngày 29/11, nguyên nhân trước đó doanh nghiệp đưa ra là đã sắp xếp được nguồn vốn khác.
Đồng thời doanh nghiệp cũng cho biết một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát hành cổ phiếu này là lo ngại của doanh nghiệp về lượng cầu tiềm năng từ 200 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ sẽ là trở lực lớn để DXG tăng lên mạnh mẽ, khiến các nhà đầu tư e dè, không dám mạnh tay “xuống tiền” với DXG.
Khu phức hợp Giảng Võ (Giảng Võ Complex) do Pacific Thăng Long làm chủ đầu tư được TP Hà Nội giao đất từ năm 2009, hiện đang chuẩn bị thủ tục để gia hạn tiến độ, dự kiến hoàn thành cuối năm 2022.
Hồ Giảng Võ có diện tích khoảng 6,8 ha, thuộc địa phận phường Giảng Võ, quận Ba Đình, thuộc phân khu nội đô lịch sử của Hà Nội.
Hiện nay, xung quanh khu vực hồ Giảng Võ có nhiều khu tập thể cũ và một số khách sạn lớn như Lakeside Hotel, Hanoi Hotel, Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake. Bên cạnh đó, còn có một dự án căn hộ như Platinum Residences hay chung cư 15-17 Ngọc Khánh.
Trong thời gian tới, khu vực hồ này sẽ có thêm hai dự án quy mô lớn đang được triển khai. Đầu tiên là khu đất phía nam hồ Giảng Võ, vị trí xây dựng tổ hợp căn hộ, trung tâm thương mại, văn phòng Vinhomes Gallery do CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEF), thành viên Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư.
Vinhomes Gallery đã hoàn thành giải phóng mặt bằng từ năm 2016, có tổng mức đầu tư gần 17.500 tỷ đồng.
Thứ hai là khu đất phía tây bắc hồ Giảng Võ, nơi được bố trí xây dựng Khu phức hợp Giảng Võ do Công ty TNHH Pacific Thăng Long làm chủ đầu tư.
28. Khu đất từ ngõ 264 Ngọc Thụy đến ngõ 52 Gia Quất
Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn phường Thượng Thanh, quận Long Biên. Trong đó đáng chú ý có khu đất từ ngõ 264 Ngọc Thụy đến ngõ 52 Gia Quất với diện tích khoảng 22.261,435 m2, dài khoảng 1,93 km.
- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 1/2022): 70,8 USD/thùng - tăng 86 cent
- Giá dầu Brent (giao tháng 1/2022): 73,9 USD/thùng - tăng 89 cent
- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 1/2022): 48,105 JPY/thùng - tăng 100 JPY so với phiên ngày hôm qua
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 8h30 ngày 30/11/2021
Tên loại
Kỳ hạn
Sàn giao dịch
Giá
%thay đổi
Đơn vị tính
Dầu thô
Giao tháng 4/2022
Tokyo
48,105
1,35
JPY/thùng
Giá dầu Brent
Giao tháng 2/2022
ICE
73,9
1,25
USD/thùng
Dầu Thô WTI
Giao tháng 1/2022
Nymex
70,8
1,34
USD/thùng
Giá dầu tăng hôm thứ Hai khi các nhà giao dịch đặt cược rằng đợt bán tháo mạnh vào thứ Sáu, được thúc đẩy bởi lo ngại rằng biến thể omicron của COVID-19 mới sẽ hạn chế nhu cầu đối với các sản phẩm dầu mỏ đã quá hạn.
Giá dầu thô kỳ hạn WTI của Mỹ tăng 1,80 USD, tương đương 2,6%, lên 69,95 USD/thùng. Đầu phiên, nó đã giao dịch ở mức cao là 72,93 USD, mặc dù hợp đồng đã giảm xuống trong suốt phiên và không thể giữ mức 70 USD quan trọng.
Trước đó giá dầu WTI đã giảm 13% vào thứ Sáu trong ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 4/2020. Nó cũng đóng cửa dưới mức trung bình động 200 ngày một chỉ báo kỹ thuật được theo sát lần đầu tiên kể từ tháng 11/2020.
Giá dầu thô Brent cao hơn 0,99% ở mức 73,44 USD/thùng. Hợp đồng giảm 11,55% vào thứ Sáu, và cùng với WTI ghi nhận tuần thua lỗ thứ năm liên tiếp.
Với sự phục hồi mạnh mẽ của dầu vào năm 2021, các nhà phân tích tại RBC nói thêm rằng một số đợt bán tháo hôm thứ Sáu có thể là do các nhà giao dịch khóa lợi nhuận.
Liên minh, được gọi là OPEC +, đã trả lại 400.000 thùng mỗi ngày cho thị trường mỗi tháng khi họ gỡ bỏ việc cắt giảm sản lượng lịch sử mà họ đã thực hiện vào tháng 4/2020 khi đại dịch làm giảm nhu cầu đối với các sản phẩm dầu mỏ.
Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn phường quận Đống Đa. Trong đó đáng chú ý có khu đất ven hồ Kim Liên, sát với ngõ 38 Phương Mai với diện tích khoảng 7.645,169 m2, dài khoảng 490 m.
Theo các chuyên gia, bên cạnh việc ách tắc các thủ tục pháp lý thì việc nhiều doanh nghiệp mua gom và đầu cơ dự án là nguyên nhân khiến nguồn cung bất động sản hiện nay khan hiếm nghiêm trọng.
Thị trường bất động sản năm qua bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, nhất là trong quý III. Nguồn cung đã sụt giảm từ những năm trước, tiếp tục bị sụt giảm bởi dịch bệnh và chính sách chưa được tháo gỡ triệt để.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, từ đầu năm đến nay, nguồn cung bất động sản mới trên cả nước chỉ bằng khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, riêng đối với dự án phát triển nhà ở thương mại chỉ có 201 dự án với 84.544 căn được cấp phép, có 125 dự án với 15.525 căn hoàn thành.
Cụ thể, tại miền Bắc có 84 dự án với 33.857 căn được cấp phép, 83 dự án với 10.347 căn hoàn thành. Tại miền Trung có 46 dự án với 10.508 căn được cấp phép, 20 dự án với 3.638 căn hoàn thành. Tại miền Nam có 71 dự án với 40.179 căn được cấp phép, 35 dự án với 1540 căn hoàn thành.
Lượng giao dịch bất động sản bằng khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, giá giao dịch bất động sản nói chung đã leo thang và leo ở mức cao. Đặc biệt là thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM.
Có thể thấy, tình trạng mất cân đối cung - cầu đang rất nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP HCM. Trong khi đó, nguồn cung đã sụt giảm từ những năm trước, tiếp tục bị sụt giảm bởi dịch bệnh và chính sách chưa được tháo gỡ triệt để.
Theo đánh giá của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), sự sụt giảm nguồn cung dự án nhà ở thị trường bất động sản vừa qua tại TP HCM rất nghiêm trọng.
"Vướng là do quy định pháp luật, trực tiếp là dự án nào có 100% đất ở thì mới được công nhận là chủ đầu tư. Sau đó, có sửa thêm rằng “đất ở và các loại đất khác”. Chúng tôi cho rằng điều này không đúng ở Luật Đất đai. Có 173 dự án tại TP HCM bị vướng ở vấn đề này", ông Châu cho biết.
Cũng theo vị chuyên gia này, Nghị định 30 hướng dẫn đúng nhưng đã bỏ sót những trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp mà không có đất ở.
Trong 5 năm qua, quy định nhà đầu tư phải có 100% đất ở thì mới được chỉ định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, dẫn đến hàng trăm dự án nhà ở thương mại trong cả nước không thể triển khai thực hiện.
Nay chỉ cho phép thêm trường hợp được xác định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với nhà đầu tư có đất ở hợp pháp và các loại đất khác, nhưng sẽ không được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, bao gồm trường hợp nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu: 100% đất nông nghiệp, 100% đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, đất hỗn hợp gồm đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.
Giá xăng dầu hôm nay29/11, giá dầu trong phiên giao đầu tuần sáng nay đã tăng trở lại nhờ vào nhu cầu phục hồi trên thị trường.
Dầu có ngày tồi tệ nhất trong năm vào thứ Sáu, giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai tháng khi chủng COVID-19 đang bắt đầu tăng trở lại làm dấy lên nỗi lo ngại về nhu cầu tiêu thụ trên thị trường.
Cuộc họp thường xuyên dự kiến diễn ra vào tuần tới giữa các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn được gọi là OPEC+, trở thành tâm điểm chú ý của thị trường sau khi Mỹ giải phóng 50 triệu thùng dầu thô từ kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược hôm 23/11.
Các báo cáo cho biết đáp lại sự hợp tác giữa các nhà tiêu thụ lớn, OPEC+ đã suy nghĩ về việc tạm dừng những đợt tăng sản lượng này, điều này đã giúp giải thích cho sự gia tăng của giá dầu sau khi kho dự trữ được giải phóng.
OPEC và các đồng minh sản xuất dầu của tổ chức này sẽ gặp nhau vào ngày 2/12 để thảo luận về chính sách sản xuất cho tháng 1 và sau đó. Tập đoàn này đã từ từ nới lỏng việc cắt giảm sản lượng lịch sử mà họ đã đồng ý vào tháng 4 năm 2020 khi COVID-19 cắt giảm nhu cầu đối với các sản phẩm dầu mỏ. Kể từ tháng 8, nhóm, được gọi là OPEC +, đã trả lại 400.000 thùng mỗi ngày cho thị trường mỗi tháng.
Số giàn khoan dầu của Mỹ đã tăng thêm 6 giàn lên 467 trong tuần trước, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020, trong khi số giàn khoan khí đốt không đổi tuần thứ ba liên tiếp ở 102 giàn.
Trong 10 năm qua, Hà Nội có nhiều tòa nhà cao tầng như Keangnam Landmark Tower, Lotte Center, Techno Park Tower, Discovery Complex A và HPC Landmark 105.
Giá xăng dầu hôm nay27/11, giá dầu trong phiên giao sáng nay vẫn đang tiếp tục đà giảm sau phiên giảm trước đó khi biến thể COVID-19 là dấy lên những lo ngại về nhu cầu.
Dầu có ngày tồi tệ nhất trong năm vào thứ Sáu, giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai tháng khi chủng COVID-19 mới làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm nhu cầu cũng như nguồn cung tăng.
Giá dầu thô của Mỹ giảm 13,06%, tương đương 10,24 USD, thấp hơn ở mức 68,15 USD/thùng, giảm xuống dưới mức quan trọng 70 USD. Đó là ngày tồi tệ nhất của hợp đồng kể từ tháng 4 năm 2020.Giá dầu thô Brent giao sau chuẩn quốc tế giảm 11,55% xuống 72,72 USD/thùng.
Dầu của Mỹ hiện giảm hơn 15 đô la kể từ mức cao nhất trong tháng 10 là 85,41 USD.
Cả hai hợp đồng đều ghi nhận tuần thua lỗ thứ năm liên tiếp trong chuỗi giảm giá hàng tuần dài nhất kể từ tháng 3 năm 2020. Việc giảm du lịch và các đợt khóa cửa tiềm năng mới, cả hai đều có thể ảnh hưởng đến nhu cầu, đến ngay khi nguồn cung sắp tăng lên.
“Có vẻ như việc phát hiện ra một biến thể COVID-19 ở miền nam châu Phi đang làm ảnh hưởng đến thị trường trên diện rộng. John Kilduff, đối tác của Again Capital, cho biết Đức đã hạn chế việc đi lại từ một số quốc gia trong khu vực bị ảnh hưởng. Ông nói thêm: “Điều cuối cùng mà tổ hợp dầu mỏ cần là một mối đe dọa khác đối với việc phục hồi hoạt động du lịch hàng không.
OPEC và các đồng minh sản xuất dầu của tổ chức này sẽ gặp nhau vào ngày 2/12 để thảo luận về chính sách sản xuất cho tháng 1 và sau đó. Tập đoàn này đã từ từ nới lỏng việc cắt giảm sản lượng lịch sử mà họ đã đồng ý vào tháng 4 năm 2020 khi COVID-19 cắt giảm nhu cầu đối với các sản phẩm dầu mỏ. Kể từ tháng 8, nhóm, được gọi là OPEC +, đã trả lại 400.000 thùng mỗi ngày cho thị trường mỗi tháng.
22. Khu đất mở rộng đường Yên Xá từ Phùng Hưng đến đường Nguyễn Khuyến kéo dài
Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Tân Triều, huyện Thanh Trì. Trong đó đáng chú ý có khu đất mở rộng đường Yên Xá từ Phùng Hưng đến đường Nguyễn Khuyến kéo dài theo quy hoạch với diện tích khoảng 3.595,115 m2, dài khoảng 169 m.
Theo báo Thái Nguyên, ngày 26/11, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên có buổi làm việc với Tập đoàn Tân Hoàng Minh về đề xuất thực hiện một số dự án tại thị xã Phổ Yên.
Theo đó, qua nghiên cứu thực địa tại địa bàn, Tập đoàn đề xuất thực hiện hai dự án gồm: Khu công nghệ thông tin tập trung và công nghiệp Yên Bình; Khu đô thị Nam Thái mở rộng.
Dự án Khu công nghệ thông tin tập trung và công nghiệp Yên Bình có quy mô khoảng 200 ha, tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng.
Hiện dự án đang được Tân Hoàng Minh lập quy hoạch 1/500 và hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; phấn đấu khởi công xây dựng trong quý 1/2022.
Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Mê Linh, huyện Mê Linh. Trong đó đáng chú ý có khu đất từ nút giao đườn Mê Linh - QL23 đến Hạ Lôi với diện tích khoảng 34.631,316 m2, dài khoảng 1,355 km.
Giá xăng dầu hôm nay26/11, giá dầu trong phiên giao sáng nay giảm trở lại sau phiên tăng hôm qua do chờ đợi OPEC + quyết định về việc Mỹ giải phóng dầu thô ra thị trường.
- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 1/2022): 52,000 JPY/thùng - tăng 100 JPY so với phiên ngày hôm qua
Tên loại
Kỳ hạn
Sàn giao dịch
Giá
%thay đổi
Đơn vị tính
Dầu thô
Giao tháng 1/2022
Tokyo
52,000
0,56
JPY/thùng
Giá dầu Brent
Giao tháng 1/2022
ICE
81,4
-1,15
USD/thùng
Dầu Thô WTI
Giao tháng 1/2022
Nymex
77,1
-1,62
USD/thùng
Giá dầu giảm vào thứ Năm trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi xem các nhà sản xuất lớn phản ứng như thế nào trước việc các nước tiêu thụ lớn phát hành dầu thô khẩn cấp nhằm hạ nhiệt thị trường, ngay cả khi dữ liệu cho thấy nhu cầu nhiên liệu tốt của Mỹ.
Giá dầu thô giao WTI của Mỹ giảm 9 cent, tương đương 0,1%, xuống 78,30 USD/thùng vào lúc 0h201 GMT, kéo dài mức lỗ 11 cent vào thứ Tư. giá dầu thô Brent giao sau giảm 5 cent xuống 82,20 USD/thùng, sau khi mất 6 cent vào thứ Tư.
Các nhà phân tích cho biết dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ hôm thứ Tư cho thấy dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất giảm nhiều hơn dự kiến ngay cả khi các kho dự trữ dầu thô tăng cho thấy thị trường cần thêm dầu thô.
Mỹ đã bổ sung thêm 400.000 thùng mỗi ngày nguồn cung mỗi tháng để giải quyết tình trạng cắt giảm sản lượng kỷ lục được thực hiện vào năm ngoái khi đại dịch hạn chế nhu cầu.
Nguồn tin nói với Reuters rằng OPEC + không thảo luận về việc tạm dừng tăng sản lượng dầu của mình, bất chấp quyết định của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước khác giải phóng kho dự trữ dầu khẩn cấp.
Theo Xây dựng, trong kế hoạch thanh tra năm 2022, Bộ Xây dựng cho biết sẽ thanh tra hai chuyên đề diện rộng 11 tỉnh.
Cụ thể là Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An.
Chuyên đề thứ nhất, đối tượng thanh tra gồm chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư trên địa bàn.
Chuyên đề hai, đối tượng thanh tra sẽ là UBND tỉnh, chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc dành quỹ đất để đầu tư, phát triển nhà ở xã hội với các dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị (quan tâm đối tượng là người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp).
Ông Nguyễn Vũ Bảo Hoàng, Tổng Giám đốc kiêm thành viên HĐQT Thuduc House vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 25/11, thông tin từ Báo Tiền Phong, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác nhận, đã khởi tố bị can và bắt tạm giam với ông Nguyễn Vũ Bảo Hoàng (45 tuổi) để điều tra về tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại khoản 4, Điều 174, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Ông Hoàng là tiến sĩ quản trị kinh doanh, hiện đang giữ chức vụ Tổng Giám đốc kiêm thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) tại CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, mã chứng khoán: TDH) và là Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP HCM (tức Fideco, công ty con của Thuduc House).