Trong 10 năm qua, đã có 6 cây cầu vượt sông mới được điền tên lên bản đồ của Hà Nội. Theo quy hoạch, thời gian tới Thủ đô sẽ đón thêm hàng chục cầu qua sông Hồng, sông Đuống và sông Đáy...
Yếu tố sông nước luôn gắn liền với sự phát triển của các đô thị lớn trên thế giới, như sông Seine ở Paris (Pháp) hay sông Thames ở London (Anh)...
Ở Việt Nam, công trình vượt sông để kết nối giữa các tỉnh, thành phố hoặc các khu vực có định hướng phát triển khác nhau là điều không thể thiếu trong quy hoạch hạ tầng giao thông.
Thủ đô Hà Nội là nơi được bao bọc bởi hệ thống sông gồm sông Hồng, sông Tích, sông Đáy, sông Đuống, sông Tô Lịch… Trong đó, một số sông lớn phải kể đến là sông Hồng, sông Đuống và sông Đà.
Về sông Hồng, đây là con sông chính của Thủ đô, đoạn qua địa phận Hà Nội có chiều dài khoảng 120 km, bắt nguồn từ xã Phong Vân (huyện Ba Vì) đến hết xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên). Sông Hồng là ranh giới giữa các quận trung tâm ở bờ Tây (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng,…) với các quận, huyện ngoại thành ở bờ Đông (Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm).
Kế đến là sông Đuống, phân lưu của sông Hồng, tách ra từ xã Ngọc Thụy (Gia Lâm), đoạn chảy qua Hà Nội dài 17,5 km. Từ năm 2008, Hà Tây nhập về Hà Nội, Thủ đô lại có thêm khoảng 32 km dòng sông Đà chảy qua, là ranh giới ở cực tây Hà Nội...
10 năm – 6 cây cầu mới
Trước năm 2010, việc di chuyển từ trung tâm Hà Nội qua sông Hồng phụ thuộc nhiều vào những cây cầu luống tuổi như Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì hay Thăng Long. Các cầu này cách nhau 6 – 10 km, do đó có ít phương án lưu thông giữa hai bên bờ.
Sau khi quy hoạch chung Hà Nội được phê duyệt vào năm 2011, từ đó đến nay, Thủ đô đã đón thêm nhiều cây cầu mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét