Theo chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Xuân Thủy, dự án cầu Trần Hưng Đạo nằm giữa trung tâm Hà Nội không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại người dân mà còn mang ý nghĩa về văn hóa, du lịch, do đó không nên thực hiện theo mô hình BOT rồi thu phí người dân qua cầu.
Cây cầu BOT thứ hai trên sông Hồng
Theo quy hoạch phát triển giao thông Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giai đoạn sắp tới, Hà Nội sẽ xây dựng nhiều cầu lớn vượt sông Hồng.
Các cây cầu này bao gồm cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Thượng Cát, cầu Tứ Liên, cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở và cầu Phú Xuyên. Riêng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã khởi công từ đầu năm nay.
Mới đây, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận giao CTCP Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Trần Hưng Đạo theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Trước đây, Hà Nội từng có chủ trương giao Him Lam nghiên cứu, đề xuất cầu Trần Hưng Đạo theo phương thức BT (xây dựng - chuyển giao), song dự án đã bị bãi bỏ sau đó theo quy định mới của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét