Trang

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2021

Bóng dáng doanh nghiệp lớn tại các đô thị vệ tinh Hà Nội

 Thời gian qua, các đô thị vệ tinh của Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2011. Theo đó, Hà Nội được định hướng phát triển theo mô hình đô thị trung tâm và chùm 5 đô thị vệ tinh gồm Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Sóc Sơn và Phú Xuyên.

Bóng dáng các doanh nghiệp tại các đô thị vệ tinh Hà Nội - Ảnh 1.

Định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội. (Nguồn: Hànộimới).

Khi 5 đô thị vệ tinh được triển khai xây dựng đồng bộ có khả năng tạo chỗ ở cho hơn 1,4 triệu người, đồng thời tiếp nhận các cơ sở sản xuất công nghiệp, trường đại học, bệnh viện nhằm giảm áp lực dân số và hạ tầng kỹ thuật trung tâm thành phố, nhất là khu vực nội đô lịch sử.

Riêng tổng quỹ đất khai khác của 5 đô thị vệ tinh gần 25.000 ha, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, đổi mới cơ cấu đầu tư, thúc đẩy vai trò liên kết của Hà Nội với các tỉnh trong khu vực, tạo động lực phát triển vùng.

Trong 10 năm qua, cả 5 khu đô thị vệ tinh Hà Nội cơ bản vẫn chưa thành hình. Mặc dù vậy, đã có nhiều doanh nghiệp lớn quan tâm, hoặc đã rót tiền vào đầu tư, đặc biệt là tại Hòa Lạc, Sơn Tây, Sóc Sơn và Xuân Mai.

Quy hoạch Hà Nội 10 năm nhìn lại - Bài 20: Bóng dáng nhiều doanh nghiệp lớn tại các đô thị vệ tinh Hà Nội - Ảnh 2.

Xét về diện tích, Hòa Lạc đang là đô thị vệ tinh lớn nhất trong số 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội. Theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 5/2020, đô thị vệ tinh Hòa Lạc có quy mô diện tích 17.274 ha, dân số dự kiến khoảng 600.000 người.

Nơi đây sẽ hình thành 7 khu vực chức năng, trong đó, hai phân khu quan trọng nhất, là phần lõi của đô thị Hòa Lạc gồm Khu Đại học Quốc gia Hà Nội (HL1) và Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (HL2).

Còn tiếp...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét