Trang

Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2021

Doanh nghiệp đua nhau 'ôm' đất rồi bỏ hoang

  Các dự án chậm triển khai tác động trực tiếp đến tiến độ hiện thực hóa quy hoạch của Hà Nội.

Quy hoạch Hà Nội 10 năm nhìn lại - Bài 18: Doanh nghiệp đua nhau 'ôm' đất rồi bỏ hoang - Ảnh 1.

Từ đầu những năm 2000 đến nay, Hà Nội đã giao đất cho hàng loạt doanh nghiệp để triển khai các dự án nhà ở, cũng như hạ tầng kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, Thủ đô đã có sự phát triển mạnh mẽ về nhà ở. Trong đó, có rất nhiều dự án nhà ở mới đã đi vào hoạt động ở gần đường vành đai 4, góp phần vào hành trình giãn dân từ nội thành ra ngoại thành.

Tuy nhiên, có không ít dự án chậm triển khai nhiều năm, thậm chí hơn thập kỷ vẫn chưa khởi công. Hiện nay, không khó để nhận thấy những dự án xây dựng dang dở, hoặc đã cơ bản hoàn thiện phần thô nhưng bỏ hoang nhiều năm không có người ở. Nhóm dự án này tập trung phần lớn ở ngoại thành, đặc biệt là phía tây. Nhiều người vẫn gọi đây là những "dự án ma", "khu đô thị ma".

Tháng 4 vừa qua, Đoàn giám sát của HĐND thành phố đã tiến hành tái giám sát đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai mà đơn vị này đã giám sát năm 2018.

Theo HĐND TP, tính đến tháng 5, Hà Nội còn 350 dự án chậm triển khai từ thời điểm trước giám sát năm 2018 và phát sinh thêm từ năm 2018 đến nay cần tiếp tục được tái giám sát. Danh sách đa số là các dự án nhà ở.

Ngày 21/10, UBND TP Hà Nội cũng ban hành kế hoạch tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các dự án chậm triển khai, vi phạm do HĐND đã giám sát, tái giám sát và thông báo kết quả nêu trên.

Theo văn bản này, có 37/215 dự án vi phạm nhưng chưa khắc phục dứt điểm theo giám sát của Thường trực HĐND thành phố từ năm 2012. Trong đó có dự án của nhiều doanh nghiệp có tiếng trên thị trường bất động sản hiện nay như:

Tập đoàn Nam Cường (Bệnh viện quốc tế quy mô 500 giường; một số hạng mục Khu đô thị Dương Nội); CTCP Đầu tư Văn Phú - Invest (Khu đô thị mới Văn Phú); Công ty Đầu tư PT SX Hạ Long (Bệnh viện quốc tế Hà Đông); CTCP Đầu tư Phát triển Sông Đà SUDICO (Khu nhà ở Văn La - Văn Khê); Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà - Bộ Xây dựng (Khu đô thị mới Tây Nam hồ Linh Đàm); Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD (Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp); CTCP Kinh doanh Phát triển nhà và Đô thị Hà Nội - HANHUD (Khu đô thị mới Đại Kim - Định Công);...

Khu vực dọc Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có hàng loạt biệt thự bỏ hoang. (Ảnh minh họa: Hạ Vũ).

Còn tiếp...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét